Tất cả tin tức

Máy xay sinh tố loại nào tốt? Top 6 máy xay sinh tố tốt nhất hiện nay

08/06/2024

Máy xay sinh tố loại nào tốt? Top 6 máy xay sinh tố tốt nhất hiện nay

Máy xay sinh tố không còn quá xa lạ đối với chúng ta. Thế nhưng bạn đã biết cách lựa chọn máy xay sinh tố loại nào tốt chưa? Vì vậy, qua bài viết này Elmich sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về máy xay sinh tố. Bên cạnh đó, cũng sẽ hướng dẫn cho bạn chọn máy xay sinh tố chất lượng và phù hợp nhất với nhu cầu của bạn và gia đình. Tìm hiểu về máy xay sinh...

Cách xử lý những lỗi thường gặp khi sử dụng máy xay sinh tố

Cách xử lý những lỗi thường gặp khi sử dụng máy xay sinh tố

Máy xay sinh tố là trợ thủ đắc lực thường được sử dụng trong nhà bếp. Nó có thể đáp ứng được nhiều mục đích sử dụng khác nhau. Khi sử dụng máy xay sinh tố thường sẽ gặp các sự cố phát sinh và bạn chưa biết cách giải quyết. Vì vậy, qua bài viết này Elmich Việt Nam sẽ hướng dẫn cho bạn cách xử lý các lỗi thường gặp khi sử dụng máy xay sinh tố, cùng theo dõi nhé! Máy xay sinh tố hoạt động như thế nào? Đây là một thiết bị điện được dùng để xay, nghiền các loại thực phẩm như rau, củ, quả, thịt, cá, các loại hạt,… Máy hoạt động dựa trên nguồn điện trực tiếp, công suất tiêu thụ chủ yếu là từ 350W đến 650W. Bên cạnh đó, có nhiều loại có công suất tiêu thụ lớn có thể từ 1000W đến 2000W. Với công suất như vậy, việc chuẩn bị nguyên liệu sẽ đơn giản và tiết kiệm thời gian hơn. Cấu tạo của máy xay sinh tố chủ yếu có 3 phần chính, các bộ phận này đều quan trọng như nhau: Đầu tiên là cối xay, đây là vật dụng dùng để đựng nguyên liệu, thường được làm bằng nhựa chống vỡ hoặc thủy tinh.  Lưỡi dao được gắn liền với cối xay hoặc có thể tháo rời để vệ sinh và thay thế. Lưỡi dao thường được làm từ thép không gỉ hoặc titan, có cấu tạo từ 4 đến 6 cánh. Cuối cùng là thân máy, đây là phần chứa động cơ và bảng điều khiển. Thân máy và cối xay liên kết với nhau bằng hệ thống bánh răng và có các khớp nối để lắp khớp và tháo ra dễ dàng. Hình 1: Cấu tạo của máy xay sinh tố cổ điển Nguyên lý hoạt động của máy xay sinh tố khá là đơn giản. Khi có nguồn điện và nhấn nút khởi động máy, các động cơ điện sẽ hoạt động và truyền tới lưỡi dao qua bánh răng. Lúc này, các lưỡi dao quay mạnh và nhanh để nghiền nhuyễn thực phẩm. Máy có thể tùy chỉnh chế độ xoay nhanh, chậm hay chế độ nhào lộn. Cách xử lý các lỗi thường gặp Sau đây là những lỗi thường gặp khi sử dụng máy xay sinh tố. Elmich sẽ đưa ra hướng giải quyết giúp bạn có thể sửa chữa tại nhà và tiết kiệm chi phí. Nút bấm điều khiển máy bị kẹt Các nút bấm điều khiển của máy xay bị kẹt có thể là do các tiếp điểm trên nút bấm bị mòn, oxy hóa và dính lại với nhau sau một thời gian sử dụng. Ngoài ra, nếu bạn bấm hai nút cùng một lúc cũng làm cho các nút bấm bị kẹt cứng.  Trong trường hợp này, bạn nên ngắt nguồn điện và nhấn nhẹ từng nút bấm để nó trở về vị trí ban đầu. Khi bạn đã thử nhấn nhẹ nhưng nút bấm vẫn không hoạt động, bạn có thể tháo bộ phận nút bấm, kiểm tra các tiếp điểm và xử lý tạm thời bằng chất tẩy RP7. Bên cạnh đó, bạn có thể liên hệ với trung tâm bảo hành để kiểm tra và khắc phục dứt điểm tình trạng này. Thời gian xay nhuyễn lâu Bạn mất nhiều thời gian để xay nhuyễn thực phẩm, có thể là do bạn chưa cắt nhỏ trước khi xay hay là bạn xay quá nhiều loại thực phẩm cùng lúc. Ngoài ra, nguyên nhân có thể do bạn sử dụng cối xay chưa phù hợp với loại thực phẩm đó hay lưỡi dao máy xay đã bị mòn. Hình 2: Lỗi thường gặp khi sử dụng máy xay sinh tố là thời gian xay nhuyễn lâu Trước khi xay, bạn cần cắt nhỏ thực phẩm và hạn chế xay nhiều loại cùng lúc. Bạn phải kiểm tra xem đã dùng đúng cối xay cho loại thực phẩm đó chưa, nếu đúng thì kiểm tra tình trạng lưỡi dao. Bạn có thể mài lưỡi dao cho sắc hoặc thay lưỡi dao mới. Máy có mùi khét sau khi vừa chạy xong Trường hợp này chắc hẳn ai sử dụng máy xay sinh tố cũng sẽ gặp. Máy xay sinh tố sử dụng động cơ điện không đồng bộ 1 pha rotor dây quấn. Với thiết kế dùng chổi than để dẫn điện vào rotor vì vậy sẽ tạo ra tia lửa điện. Khi máy vận hành tia lửa điện kết hợp cùng với nhiệt độ cao của động cơ tạo ra mùi khét. Để tránh lỗi này, bạn nên chú ý đọc hướng dẫn sử dụng và không nên cho máy hoạt động liên tục trong thời gian dài. Lưỡi dao máy xay sinh tố không hoạt động Khi bạn đã ghim nguồn...

06/06/2024

Cách nấu cơm bằng nồi cơm điện thơm, ngon không phải ai cũng biết

Cách nấu cơm bằng nồi cơm điện thơm, ngon không phải ai cũng biết

Nấu cơm bằng nồi cơm điện chắc chắn không còn xa lạ với tất cả chúng ta. Thế nhưng, việc nấu cơm ngon hay không không chỉ phụ thuộc vào chất lượng nồi mà còn liên quan mật thiết đến kỹ năng của người thực hiện. Nếu bạn chưa biết cách nấu cơm bằng nồi cơm điện làm sao chuẩn đầu bếp để chiêu đãi cả gia đình thì hãy cùng Elmich khám phá ngay sau đây nhé. Cách nấu cơm bằng nồi cơm điện Nhắc đến cách nấu cơm bằng nồi cơm điện chắc chắn ai cũng có thể nói vanh vách. Thế nhưng, muốn nấu cơm ngon, bạn hãy thực hiện theo các bước sau đây: Bước 1: Đong gạo chính xác Trước đây, chúng ta thường sử dụng các loại cốc đong gạo tự chế đó là lon sữa bò, bát ăn cơm. Nhưng ngày nay, đi kèm theo nồi cơm điện đó chính là cốc đong gạo giúp cho người nấu đong chính xác trong một lần nấu cơm. Thông thường, 150g gạo sẽ tương đương với khoảng 2 chén cơm. Vì thế, hãy cân nhắc theo số lượng người ăn và sức ăn để đong lượng gạo chính xác nhé. Hình 1: Đong gạo chính xác để thực hiện nấu cơm Bước 2: Vo gạo với nước sạch  Quá trình vo gạo cũng cần thực hiện đúng và chuẩn. Nhiều người thích vo gạo sạch vì nghĩ rằng như vậy sẽ loại bỏ bụi bẩn và thuốc trừ sâu. Thế nhưng, có nhiều loại gạo được khuyến cáo không nên vo quá lâu, quá sạch vì như vậy sẽ làm mất đi lượng tinh bột và dinh dưỡng bên ngoài hạt gạo.  Việc vo gạo rất đơn giản, bạn chỉ nước vào trong nồi đã có gạo. Khi nước đã ngập toàn bộ gạo, hãy dùng tay và đảo đều để nhẹ nhàng làm sạch.  Tiếp đó, hãy rút nước bằng sách sử dụng rây và đổ nhẹ nhàng ra hoặc dùng tay hứng giúp gạo không bị rơi. Nếu như trước chuyển màu hoặc có mảnh cám, chất bận thì bạn có thể vo thêm 1 đến 2 lần nữa cho sạch hoàn toàn. Theo lời khuyên của nhiều chuyên gia, bạn có thể ngâm gạo trong 15-30 phút giúp chúng nở đều trước khi nấu. Cơm sẽ chín đều và không bị nát. Hình 2: Vo gạo để loại bỏ bụi bẩn Bước 3: Đong nước phù hợp với lượng gạo Hoàn thành việc vo gạo, bước quan trọng nhất trong cách nấu cơm bằng nồi cơm điện đó chính là đong nước phù hợp với lượng gạo. Nguyên tắc để đong nước, nấu cơm ngon đó chính là  Số bát gạo = số bát nước thêm 1/2 chén Bên cạnh đó, tùy vào từng loại gạo mình sử dụng, bạn hãy cho nước sao cho phù hợp với sở thích ăn cơm khô, nhão hay vừa vặn. Sau đây sẽ là công thức cho nước đối với từng loại gạo dành cho những ai đang quan tâm. Gạo trắng, hạt dài: 160gr gạo cho 280ml nước. Gạo trắng, hạt vừa: 160gr gạo cho 240ml nước. Gạo trắng, hạt ngắn: 160gr gạo cho 200ml nước. Gạo lứt, hạt dài: 240gr gạo cho 360ml nước. Gạo đồ: 1 cốc gạo cho 2 cốc nước. Với các loại gạo của Ấn Độ như Basmati hay Jasmine: Chỉ nên cho 1 cốc gạo với 1.5 cốc nước. Hình 3: Sử dụng các cách khác nhau để đong nước chính xác Bước 4: Thêm vài nguyên liệu để nấu cơm ngon hơn Muốn nấu cơm ngon, bạn không thể bỏ qua công đoạn này. Đó chính là thêm một vài nguyên liệu đặc biệt vào nồi cơm. Nói là đặc biệt thế nhưng chúng cũng chỉ là các loại gia vị thông thường mà thôi. Cụ thể, chúng ta có thể cho thêm 1/2 muỗng cà phê giấm, 1 muỗng cà phê muối hoặc nhỏ 2 - 3 giọt dầu oliu hay dầu mè vào nồi cơm trước khi nấu. Như vậy, cơm vừa có màu sắc đẹp mắt mà hương vị cũng hấp dẫn hơn.  Muối còn rất hiệu quả trong việc diệt và kháng khuẩn.  Giấm trắng có tính axit cao, khi  kết hợp với tính kiềm trong gạo sẽ cho ra những hạt gạo mềm, dẻo từ sâu bên trong. Đặc biệt, giấm cũng giúp gạo trắng hơn và hạn chế bị dính. Bạn hãy yên tâm vì trong quá trình nấu, giấm đã bay hơi nên hoàn toàn không còn mùi chua khó ăn. Trong khi đó, dầu mè, oliu hay bơ hỗ trợ tạo màu cho cơm vực kỳ tốt. Cơm sau khi đun có màu vàng đẹp, óng ánh lại không dính nồi. Đây chính là cách được người Nhật áp dụng để giúp tạo ra những chén cơm vô cùng hấp dẫn.  Hình 4: Có thể thêm vào một vài gia vị để...

06/06/2024

Hướng dẫn cách làm sinh tố bằng máy xay cho người mới

Hướng dẫn cách làm sinh tố bằng máy xay cho người mới

Máy xay sinh tố là thiết bị giúp làm nhuyễn nguyên liệu một cách nhanh chóng, dễ dàng. Chúng được sử dụng thường xuyên trong cuộc sống hằng ngày giúp cho quá trình chế biến món ăn của các bà nội trợ đơn giản hơn. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách sử dụng máy xay sinh tố chính xác để cho nguyên liệu phù hợp với món ăn và duy trì độ bền cao. Vậy ngay sau đây, Elmich sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những nội dung này. Các loại máy xay sinh tố phổ biến Các loại máy xay sinh tố hiện nay được thiết kế và cho ra mắt với nhiều mẫu mã khác nhau. Trong đó, phổ biến nhất là 4 loại sau đây: Hình 1: Máy xay sinh tố được chia thành nhiều loại khác nhau Máy xay sinh tố phổ thông: Loại máy này thường có 3 phần thân máy, phần lưới dao và cối xay. Khi xay thì phân máy cố định ở dưới, phần lưỡi dao được lắp vào cối rồi được lắm với thân. Máy có thể đi kèm với nhiều loại lưới dao vào cối xay khác nhau để phù hợp với các chức năng khác nhau như xay sinh tố, xay thịt, xay hạt... Máy xay sinh tố cầm tay: Là loại máy với phần thân máy được thiết kế nhỏ gọn để có thể cầm bằng tay. Khi xay thì phân phân máy cần ở trên và cối xay đặt ở phía dưới. Máy thường sử dụng để xay sinh tố, xay thịt, đánh trứng... Máy xay sinh tố mini: Là loại máy có kích thước nhỏ, thường sử dụng cho 1 người. Chúng ta có thể mang theo máy đến bất cứ đâu mà không hề chiến nhiều diện tích. Loại máy này cũng được xem là máy xay cầm tay vì kích thước nhỏ gọn. Phần thân được thiết kế liền với phần dao. Phần cối xay có kích thước và tác dụng như cốc uống. Ngoải ra, còn có loại máy xay đa năng có kèm theo nhiều chắc năng như xay nấu. Ngoài chức năng làm sinh tố, xay thịt thì có thể sử dụng để xay/nghiền hạt, làm nước ép, nấu sữa hạt, nấu cháo, súp... Các bộ phận chính của máy xay sinh tố  Mặc dù có 2 loại máy xay sinh tố khác nhau nhưng tựu chung lại, chúng được tạo thành bởi 2 bộ phận khác nhau đó là thân máy và cối xay.  Thân máy bao gồm động cơ bên trong và bảng điều khiển bên ngoài. Cối xay với phần lưỡi xay giúp xay nhuyễn thực phẩm. Mỗi loại máy xay sẽ có nhiều điểm riêng biệt nhưng sẽ hoạt động theo nguyên lý cơ bản là: động cơ điện gắn với lưỡi dao kim loại quay liên tục giúp nghiên thực phẩm đúng nhu cầu sử dụng. Hình 2: Cấu tạo của máy xay sinh tố Cách làm sinh tố bằng máy xay Ngay sau đây, không để bạn phải đợi lâu hơn nữa sẽ là cách sử dụng máy xay sinh tố dành cho những ai đang quan tâm. Hãy cùng bắt đầu ngay nhé. Bước 1: Chuẩn bị, sơ chế nguyên liệu trước khi xay  Đầu tiên, khi sử dụng máy xay, bạn cần sơ chế các loại nguyên liệu. Hãy rửa sạch và thái mỏng, nhỏ các loại nguyên liệu là hoa quả, rau thơm. Điều này giúp cho thiết bị có thể xay nhỏ thực phẩm một cách hiệu quả hơn. Bước 2: Làm sạch máy trước khi sử dụng  Để đảm bảo chất lượng của các loại thực phẩm sau khi xay, bạn cần kiểm tra xem thiết bị có sạch không. Tốt nhất nên rửa qua trước khi xay. Đồng thời, dùng khăn mềm lau khô qua phần lưỡi dao và cối như vậy sẽ an toàn hơn khi dùng thực phẩm. Bước 3: Lắp máy xay sinh tố  Tiếp theo trong các bước sử dụng máy xay sinh tố đó là lắp đặt thiết bị. Các bước thực hiện như sau: Hãy đặt miếng cao su chống trượt bên dưới đế cối xay để giữ cho thiết bị được chắc chắn trong quá trình xay. Sau đó, để cối xay lên trên mặt phẳng đảm bảo an toàn trong quá trình xay đồ. Chọn lưỡi dao thích hợp để xay nhuyễn thực phẩm. Trong đó, lưỡi dao chữ thập hoặc lưỡi dao nhiều cánh chính là những thiết bị giúp xay nguyên liệu cực kỳ tốt. Lắp lưỡi chức chắn vào chốt giúp cho thiết bị có thể vận hành được ổn định.  Cài khoá an toàn của thiết bị để hoàn tất việc lắp máy xay sinh tố. Hình 3: Chọn lưỡi dao hoặc cối xay phù hợp để lắp đặt vào máy Bước 4: Cho nguyên liệu vào cối  Hoàn thành việc lắp đặt...

06/06/2024

Hướng dẫn cách vệ sinh nồi cơm điện như mới tại nhà

Hướng dẫn cách vệ sinh nồi cơm điện như mới tại nhà

Muốn cơm ngon và giúp nồi cơm điện bền, đẹp hơn thì một điều vô cùng quan trọng đó chính là bạn phải vệ sinh đúng cách. Nhìn chung, cách vệ sinh nồi cơm điện đối với tất cả các mẫu sản phẩm là tương tự nhau. Tuy nhiên, tuỳ theo từng loại nồi, chúng ta lại cần có chú ý thêm một vài vấn đề nhỏ nữa khi thực hiện. Vậy thì ngay sau đây, hãy cùng Elmich đến ngay với cách để vệ sinh nồi cơm giúp chúng luôn sáng đẹp như mới nhé. Cách vệ sinh nồi cơm điện nắp liền Nồi cơm điện nắp liền là thiết bị được sử dụng phổ biến nhất trong nội trợ hiện nay. Ưu điểm của chúng là đa dạng về mẫu mã, màu sắc và kích cỡ. Cùng với đó là cách sử dụng cũng cực kỳ dễ dàng. Hình 1: Cách vệ sinh nồi cơm điện nắp liền khá đơn giản Để vệ sinh nồi cơm nắp liền, bạn thực hiện theo các bước sau đây: Bước 1: Trước hết, bạn cần lấy hết cơm còn trong nồi ra ngoài. Sau đó, dùng khăn sạch để lau qua toàn bộ nồi. Bước 2: Tiếp đến, hãy dùng miếng bọt biển hoặc khăn mềm để chùi rửa bên trong nồi bên dưới vòi nước. Bạn chú ý là không nên chà sát nồi quá mạnh có thể dẫn đến hư hỏng. Sau khi lau mà nồi vẫn còn mùi thì hãy cho chúng vào nước sôi trong khoảng 30 phút rồi lấy khăn sạch lau lại và để khô nhé. Bước 3: Đó là về ruột nồi, còn đối với thân nồi, chúng ta sử dụng giấy nhám mịn để cọ rửa nhẹ phần mâm phát nhiệt (cảm biến nhiệt). Sau đó dùng khăn khô và lau sạch lại. Bước 4: Cuối dùng, sử dụng vải khô để lau nhẹ nắp và thân nồi. Cách vệ sinh nồi cơm điện nắp rời Muốn nồi cơm điện nắp rời luôn sạch đẹp và nấu cơm ngon hơn, hãy thực hiện các bước sau đây: Hình 2: Nồi cơm điện nắp rời dễ tháo, dễ vệ sinh Bước 1: Đầu tiên trong cách vệ sinh nồi cơm điện nắp rời vẫn là thao tác mở nắp và lấy ruột nồi ra. Quy tắc giúp bạn vệ sinh nồi hiệu quả đó là hãy thực hiện từ trong ra ngoài và từ dưới lên phía trên.  Bước 2: Ruột nồi sau khi đã lấy ra, bạn hãy ngâm trong nước ấm để cặn bẩn bong ra một cách dễ dàng. Tiếp đó là hãy dùng khăn sạch để lau rửa nhẹ nhàng và tráng bằng nước sạch. Trong trường hợp ruột dính dầu mỡ, hãy sử dụng nước rửa chén để làm sạch sau đó tráng lại bằng nước nhiều lần. Đặc biệt chú ý đó là trong lòng nồi cơm có lớp chống dính. Vì vậy, hãy hạn chế dùng miếng kim loại để chùi rửa nhé. Bước 3: Nắp nồi cũng cần được làm sạch sau mỗi lần nấu cơm. Bởi hơi nước sẽ đọng lại ở bộ phận này. Nếu không được làm sạch, chúng sẽ tích tụ bụi bẩn và vi khuẩn. Lâu ngày dẫn đến tình trạng bốc mùi hôi khó chịu. Đối với nồi cơm điện nắp rời thì việc vệ sinh khá dễ dàng vì chúng có thể được tháo ra hoàn toàn và làm sạch dưới vòi nước. Cách vệ sinh nồi cơm điện tử Nồi cơm điện điện tử cũng được lựa chọn ngày càng nhiều trong việc nấu nướng của các gia đình hiện đại nhờ vào những tính năng nổi bật. Việc làm sạch thiết bị không quá khó, chỉ cần đảm bảo thực hiện theo những bước sau đây: Hình 3: Chú ý để làm sạch nồi cơm điện điện tử đúng cách Bước 1: Trước tiên, bạn dùng khăn mềm đã thấm nước ấm và lau sạch phần nắp nồi cơm, hạn chế hơi nước và cặn cơm bám lâu ngày làm xuất hiện mùi hôi thiu. Bước 2: Cho ruột nồi, xửng hấp (nếu có) vào nước ấm để ngâm giúp làm bong các loại đồ cứng để quá trình vệ sinh dễ dàng hơn.  Bước 3: Tiếp đến, sử dụng khăn mềm hoặc một miếng xốp để nhẹ nhàng vệ sinh các bộ phận mà chúng ta vừa ngâm. Bước 4: Đối với phần mâm nhiệt và bề mặt trong nồi, bạn dùng khăn sạch và miếng xốp để lau bỏ bụi bẩn và gạo rơi vào bên trong. Bước 5: Dùng vải sạch để lau nhẹ nhàng phần thân nồi. Hạn chế dùng xốp kim loại sẽ khiến cho bề mặt bị trầy xước. Bước 6: Đừng quên dùng ngón tay ấn nhẹ để lấy van thoát nước ra. Bạn dùng 2 tay xoay van theo chiều ngược nhau...

06/06/2024

Nồi cơm điện có mấy loại? Cấu tạo nồi cơm điện và nguyên lý hoạt động

Nồi cơm điện có mấy loại? Cấu tạo nồi cơm điện và nguyên lý hoạt động

Nồi cơm điện ra đời tạo nên một cuộc cách mạng cho việc làm bếp. Mọi thứ đã trở nên đơn giản hơn trong việc tạo ra những bát cơm ngon, hấp dẫn chứ không còn phụ thuộc vào tay người nấu nữa. Quen thuộc là thế nhưng không phải ai cũng biết cấu tạo nồi cơm điện gồm những bộ phận gì và nguyên lý hoạt động ra sao. Vậy thì ngay sau đây, Elmich sẽ mang đến cho bạn câu trả lời. 1. Cấu tạo nồi cơm điện Nồi cơm điện hiện nay được thiết kế và sản xuất với đa dạng chủng loại, kiểu dáng cũng như kích thước khác nhau. Từ đó, giúp tối ưu hoá việc nấu cơm và cho ra những chén cơm với độ tơi, dẻo và thơm ngon khác nhau. Hình 1: Cấu tạo nồi cơm điện Nhưng tựu chung lại, cấu tạo nồi cơm điện vẫn bao gồm 5 bộ phận chính đó là: 1.1. Vỏ nồi Khi nhìn vào nồi cơm điện, bộ phận đầu tiên chúng ta có thể thấy và cảm nhận được đó chính là vỏ nồi. Bộ phận này được bọc bên ngoài nồi và có chất liệu chính là nhựa hoặc thép không gỉ. Nhiệm vụ chính của phần vỏ nồi khá quan trọng, bao gồm: Giúp cho nhiệt độ của nồi cơm luôn ổn định trong suốt quá trình nấu ăn. Đồng thời, giữ ấm cho cơm sau khi đã chín. Bên cạnh đó, vỏ nồi còn giúp bảo vệ các linh kiện cấu thành nồi cơm điện ở bên trong. Hạn chế nguy hiểm cho người dùng trong quá trình nấu nướng.  Đặc biệt, bộ phận này cũng là yếu tố quyết định đến tính thẩm mỹ của nồi cơm điện. 1.2. Lòng nồi Để mà nói đâu là bộ phận quan trọng nhất trong nồi cơm thì đó chính là lòng nồi. Lòng nồi chất lượng giúp cơm nấu ngon hơn rất nhiều. Bởi bộ phận này có chức năng chính đó là hấp thu nhiệt từ mâm nhiệt bên trong nồi sau đó truyền đến thực phẩm và làm chín. Các loại lòng nồi hiện nay được làm chủ yếu từ các chất liệu chính đó là nhôm, gang, gốm ceramic. Lòng nồi càng dày thì chất lượng sẽ càng tốt và bền. Trong khi đó, lớp chống dính sẽ được làm từ Teflon, Whitford, kim cương. Hạn chế hình thành cháy và làm hao cơm trong quá trình nấu. Hình 2: Lòng nồi cơm điện đóng vai trò quan trọng giúp cơm ngon hơn 1.3. Nắp nồi Bên cạnh phần vỏ thì nắp nồi cơm điện cũng không thể thiếu trong cấu tạo của thiết bị nhà bếp này. Cơm có chín hay không, có ngon hay không phụ thuộc rất lớn vào bộ phận này.  Nắp nồi sẽ có tác dụng bảo vệ người sử dụng trong suốt quá trình làm chín cơm. Đồng thời, đảm bảo lượng nhiệt ổn định, hạn chế lượng hơi thoát ra bên ngoài.  Hiện nay, nắp nồi cơm được chia thành 2 loại đó là nắp liền và nắp rời. Các loại nắp rời có ưu điểm đó là dễ dàng vệ sinh. Thế nhưng nếu so sánh với nắp liền thì khả năng giữ nhiệt và hơi không tốt bằng.  Trong khi đó nắp liền giữ nhiệt tốt, an toàn cho người dùng. Thế nhưng quá trình vệ sinh gặp nhiều khó khăn hơn. 1.4. Bộ phận tạo nhiệt Trong cấu tạo nồi cơm điện thì một phần cũng vô cùng thiết yếu đó chính là mâm nhiệt. Chúng sẽ được đặt ở những vị trí là:  Nếu nồi chỉ có 1 mâm nhiệt thì sẽ đặt ở đáy. Loại nồi cơm điện có 2 mâm nhiệt sẽ gồm 1 ở đáy và 1 xung quanh nồi. Đây được gọi là công nghệ nấu 2D. Nồi áp dụng công nghệ nấu 3D với 3 mâm nhiệt đặt ở các vị trí đáy nồi, xung quanh và trên nắp nồi. 1.5. Bộ phận điều khiển Cuối cùng trong các bộ phận cấu tạo nồi cơm điện đó chính là hệ thống điều khiển. Bộ phận này của nồi cơm điện cơ khá đơn giản, chỉ bảo gồm nút bấm hoặc gạt. Rơ le có nhiệm vụ chuyển từ chế độ nấu sang ủ ấm một cách nhanh chóng.  Không khi đó, bộ phận điều khiển của nồi điện tử phức tạp hơn. Bởi chúng thực hiện điều khiển bằng mạch điện tử thông qua màn hình hiển thị LCD. Hình 3: Bộ phận điều khiển được làm theo chế độ cảm ứng 2. Nguyên lý hoạt động của nồi cơm điện Nhìn chung, nguyên lý hoạt động của nồi cơm điện khá đơn giản. Khi người dùng bắt đầu cấp điện cho nồi, bộ điều khiển cũng sẽ truyền nhiệt đến mâm nhiệt và làm nóng nồi. Như vậy, làm nóng gạo...

06/06/2024

Nồi cơm điện nào tốt - Kinh nghiệm chọn nồi cơm điện chất lượng

Nồi cơm điện nào tốt - Kinh nghiệm chọn nồi cơm điện chất lượng

Trên thị trường hiện nay, có vô số các thương hiệu đến từ nhiều quốc gia khác nhau cung cấp các thiết bị gia dụng. Vì lẽ đó mà đôi lúc người tiêu dùng sẽ hoang mang không biết nồi cơm điện nào tốt và nên chọn mua sản phẩm như thế nào cho hiệu quả. Trong bài viết này, Elmich sẽ mách cho bạn biết kinh nghiệm chọn mua nồi cơm điện bền, đẹp và chất lượng. 1. Mách bạn mẹo lựa chọn nồi cơm điện cực chuẩn Thoạt đầu bạn sẽ cảm thấy nồi cơm điện chỉ là một công cụ thông thường và không cần đặt tiêu chuẩn cao khi chọn mua. Tuy nhiên, sự thật lại hoàn toàn khác biệt. Thiết bị này góp phần quan trọng trong việc mang đến một bữa cơm gia đình trọn vẹn nhất. Sau đây sẽ là một vài tiêu chí sẽ giải mã thắc mắc mua nồi cơm điện nào tốt của bạn: 1.1. Chọn nồi phù hợp nhu cầu sử dụng (Dạng nồi, dung tích) Khi mua nồi cơm điện, dung tích là một trong những đặc điểm quan trọng mà bạn cần phải quan tâm. Dựa theo số lượng thành viên trong gia đình mà bạn có thể mua nồi có dung tích sao phù hợp nhất, cụ thể là: Gia đình từ 1 - 2 người: Các dòng nồi dưới 1L đã đủ để đáp ứng nhu cầu của bạn. Gia đình từ 2 - 4 người: Nên chọn nồi có dung tích từ 1 - 1.5L Gia đình từ 4 - 6 người: Nồi từ 1.6 - 2L sẽ phù hợp với bữa ăn gia đình lớn. Nếu gia đình bạn có hơn 6 hành viên thì bạn nên chọn nồi trên 2L. Tránh mua nồi quá nhỏ hoặc quá lớn vì cơm sẽ không được dẻo, mềm như bạn mong đợi. Hình 1: Kinh nghiệm chọn mua nồi cơm điện nào tốt cho chị em phụ nữ Ngoài ra, việc lựa chọn kiểu nồi cơm điện cũng góp phần quan trọng đến sự thành công của các chị em phụ nữ khi nấu nướng. Hiện nay, trên thị trường có vô số dòng nồi cơm điện khác nhau, như phổ biến nhất vẫn là: Nồi cơm điện cơ (nồi cơm thường), nồi cơm điện tử và nồi cơm cao tần. Nồi cơm điện cơ: Ưu điểm nổi bật nhất của dòng sản phẩm này đó chính là dễ thao tác dù là đối với người lớn tuổi hay trẻ em. Giá cả của thiết bị này không quá cao mà thời gian nấu lại ngắn. Ngược lại, chúng sẽ có mặt hạn chế về tính năng nấu, tức có nghĩa, bạn chỉ có thể nấu cơm hoặc hâm nóng thức ăn mà thôi. Nồi cơm điện tử: Sẽ có nhiều chế độ nấu được cài sẵn trong nồi. Bạn thậm chí có thể nấu súp, cháo hoặc làm bánh một cách dễ dàng. Ngoài ra, nồi cũng có khả năng giữ nhiệt tốt và dễ thao tác vì đa có các phím chức năng ngay trên bề mặt nồi. Ngược lại, nồi sẽ cần có thời gian lâu hơn để làm chín cơm và giá cũng sẽ cao hơn nồi thông thường. Nồi cơm điện cao tần: Nếu bạn quan tâm đến chất lượng của từng hạt cơm thì đây sẽ là sự lựa chọn phù hợp. Cơm sẽ được giữ ấm lên đến 24 giờ nhờ công nghệ IH tiên tiến. Ngoài ra, nồi còn sở hữu nhiều chương trình nấu đặc sắc và đa dạng. Hạn chế lớn nhất của dòng thiết bị này đó chính là kích thước khá lớn và cồng kềnh nên rất khó để di chuyển sang chỗ khác. 1.2. Chọn nồi có nhiều mâm nhiệt Mâm nhiệt sẽ là tiêu chí quan trọng bạn cần quan tâm nếu đang phân vân không biết nồi cơm điện nào tốt. Đây là bộ phận cốt lõi cung cấp nhiệt giúp cơm được nấu chín. Công nghệ 1 mâm nhiệt xuất hiện trong các dạng nồi cơm điện thông thường và có chức năng là nấu chín cơm trong một khoảng thời gian ngắn. Hình 2: Chọn nồi cơm điện càng nhiều mâm nhiệt càng tốt Ngược lại, công nghệ 2D - 2 mâm nhiệt sẽ cung cấp thêm 1 bộ phận điện trở nhiệt phụ để cơm chín đều ở cả phần đáy và thành nồi. Nếu nồi có 3 mâm nhiệt thì cơm sẽ chín đề và nở xốp, tuy nhiên thời gian nấu sẽ lâu hơn. Tóm lại, nếu bạn muốn mua nồi cơm điện có chất lượng tốt và cơm phải mềm dẻo, thì nên chọn mua dòng sản phẩm có càng nhiều mâm nhiệt càng tốt. 1.3. Chọn nồi có nhiều tính năng mới Với tốc độ phát triển công nghệ cực nhanh như...

06/06/2024