06/06/2024
Bữa cơm gia đình trở nên thiêng và đáng quý hơn bao giờ hết khi có thể gắn kết các thành viên lại với nhau. Vì lẽ đó mà việc có được một nồi cơm trọn vẹn trở là điều cực kỳ quan trọng. Nhiều thương hiệu nổi tiếng đã cho ra mắt nồi cơm điện cao tần với công nghệ nấu cực kỳ hiện đại để đáp ứng nhu cầu của bạn. Vậy, ưu và nhược điểm của thiết...
Mùa phượng nở đỏ rực khắp nơi, gợi nhớ về bao nhiêu kỷ niệm tuổi học trò với những mùa chia tay đầy lưu luyến và những buổi chiều rủ nhau hái phượng chơi chọi gà. Nhưng bạn có biết, hoa phượng còn có thể biến thành món gỏi gà hoa phượng chua chua, ngọt ngọt, thanh mát, khiến ai ăn cũng phải tấm tắc khen ngon. Món ăn này không chỉ là sự kết hợp hoàn hảo cho bữa cơm mùa hè mà còn là một trải nghiệm ẩm thực đầy thú vị. Hôm nay, hãy cùng Elmich vào bếp để làm món gỏi hoa phượng độc đáo này nhé! Nguyên liệu cần chuẩn bị Gà ủ muối hoặc gà luộc bình thường Hoa phượng Giá đỗ Dưa chuột Rau mùi, húng bạc hà, mùi tàu, Lạc rang Nước mắm, chanh tươi, tương ớt, đường, tỏi,... Các bước làm gỏi gà hoa phượng cực đơn giản Bước 1: Sơ chế nguyên liệu Gà luộc chín với gừng, sả, củ hành cho thơm rồi xé nhỏ. Giá đỗ rửa sạch, để ráo nước Hoa phượng ngắt lấy cánh hoa, rửa sạch, để ráo nước. Dưa chuột rửa sạch, chẻ làm 4 theo chiều dọc, sau đó bỏ hạt, thái chéo mỏng Rau mùi rửa sạch, cắt khúc dài 3cm Húng bạc hà, mùi tàu rửa sạch cắt khúc 3cm Lạc rang bỏ vỏ, giã dập. Bước 2: Làm sốt trộn nộm Hòa tan 3 thìa nước mắm, 4 thìa nước cốt chanh, 2 thìa tương ớt, 6 thìa đường trắng, 5 nhánh tỏi và một quả ớt sừng băm nhỏ. Bước 3: Trộn nộm Lần lượt cho gà, dưa chuột, giá đỗ và nước sốt trộn nộm vào đảo đều tay cho ngấm. Lưu ý: Chỉ nên đảo nhẹ nhàng, chứ không bóp để tránh nộm bị nát. Tiếp đến cho các loại rau thơm và hoa phượng, ½ chỗ lạc rang và đảo nhanh tay cho đều. Cuối cùng, cho gỏi gà hoa phượng ra đĩa, rắc nốt lạc rang còn lại và món gỏi của bạn đã sẵn dàng để thưởng thức. Hoa phượng đã vào mùa, đỏ rực cả một góc sân và khoảng trời, còn chần chừ gì nữa hãy bắt tay vào bếp đãi cả nhà món ăn độc đáo này ngay nha!
04/06/2024
Bạn là tín đồ của những món chiên, rán nhưng lại ngại dầu mỡ và cảm thấy khó chịu khi dầu văng đầy bếp? Nồi chiên không dầu sẽ là công cụ đắc lực nhất giúp bạn khắc phục tất cả các vấn đề kể trên. Khám phá nhanh nồi chiên không dầu là gì và ưu điểm của chúng qua bài viết sau đây. 1. Giới thiệu chung về nồi chiên không dầu Nồi chiên không dầu là gì ? Đây là một thiết bị gia dụng cực kỳ hiện đại với vô số các chức năng khác nhau. Việc nấu nướng của bạn sẽ trở nên đơn giản và nhanh chóng hơn rất nhiều khi sở hữu công cụ này. Nồi sẽ hoạt động theo nguyên lý sử dụng nguồn điện rồi làm nóng luồng khí lưu thông trong lò, từ đó mà thức ăn sẽ được chín đều. Hình 1: Giải mã nồi chiên không dầu là gì và nguyên lý hoạt động của chúng Món ăn nếu được nấu bằng nồi chiên không dầu sẽ giúp hạn chế lượng dầu mỡ cần sử dụng, mà thức ăn vẫn vàng đều và thơm ngon. Hơn cả thế, bữa ăn của bạn sẽ “sạch” hơn rất nhiều với vô vàn các chất dinh dưỡng khác nhau. Nhờ có vậy mà sức khỏe của mọi thành viên trong gia đình bạn đều sẽ được đảm bảo. Ngoài ra, bạn còn tiết kiệm được kha khá thời gian khi phải vệ sinh dầu văng tung tóe do chiên bằng chảo. Thông thường, lò sẽ sử dụng sức nóng tạo ra từ nguồn điện rồi lưu thông khí trong lò để làm chín thức ăn. Hệ thống nồi có trang bị dây mayso giúp tạo nhiệt và truyền đi theo hai hướng: từ trên xuống đáy nồi và luân chuyển liên tục bên hông nồi nhờ vào quạt tản nhiệt. Đặc biệt, đa số các dòng nồi chiên không dầu hiện nay đều sở hữu công nghệ “Rapid Air” cung cấp chức năng phân bổ hơi nóng từ mọi phía. Vì thế, thức ăn sẽ chín mềm, giòn mặt ngoài nhưng không làm khô mặt trong. Tin chắc rằng, bạn sẽ vừa có được một bữa ăn hấp dẫn mà vẫn đảm bảo an toàn cho sức khỏe. 2. Ưu điểm của nồi chiên không dầu - Bạn có biết ? Để hiểu hơn nồi chiên không dầu là gì, thương hiệu Elmich sẽ cung cấp những tính năng và lợi ích khi bạn sử dụng thiết bị này ngay hôm nay. Để tạo được dấu ấn tốt đẹp trong lòng người tiêu dùng như vậy, chắc chắn thiết bị này phải có rất nhiều công dụng khác nhau, cụ thể là: 2.1 Thiết kế sang trọng Nếu bạn muốn tăng tính thẩm mỹ cho không gian nhà bếp thì nồi chiên không dầu sẽ là sự lựa chọn tuyệt vời nhất. Bởi lẽ, hầu hết các dòng sản phẩm hiện nay đều được thiết kế với kiểu dáng cực kỳ sang trọng và quý phái. Có vô số màu sắc khác nhau để bạn lựa chọn, miễn là phù hợp với không gian nhà ở của bạn nhất. Hình 2: Nồi chiên chân không có thiết kế vô cùng hiện đại và bắt mắt Ngoài ra, sản phẩm sẽ được thiết kế bài bản với kích thước khá nhỏ nên bạn có thể đặt chúng tại bất kỳ đâu. Vừa làm đẹp mà lại không chiếm quá nhiều diện tích thì còn gì tuyệt vời hơn nữa. 2.2 Dung tích lò đa dạng Để đáp ứng tối đa nhu cầu của người tiêu dùng ngày nay, các thương hiệu uy tín đã sản xuất vô vàn các dòng sản phẩm nồi chiên không dầu với nhiều loại dung tích khác nhau. Bạn có thể tính toán về tình hình tài chính, số lượng thành viên trong gia đình và nhu cầu sử dụng mà lựa chọn mua thiết bị phù hợp nhất. Nếu gia đình bạn có từ 2 - 4 người thì chỉ nên chọn nồi dưới 5 lít mà thôi. Ngược lại, nếu cso trên 5 thành viên thì nên chọn nồi có dung tích lớn hơn để tiết kiệm công sức và thời gian nấu nướng. 2.3 An toàn cho sức khỏe Thiết bị này không sử dụng dầu mà vẫn làm chín thực phẩm nên hỗ trợ giảm thiểu từ 70 - 80% lượng dầu mỡ mỗi ngày. Giúp người tiêu dùng giảm nguy cơ mắc các bệnh như: Béo phì, tim mạch,... 2.4 Ứng dụng trong nhiều kiểu nấu Ngày nay, đa số các dòng sản phẩm đều trang bị sẵn các chế độ nấu như: nướng khoai tây, thịt, rau củ, làm bánh, ủ sữa chưa,...Vì vậy, chị em phụ nữ có thể tha hồ chế biến một món ăn thơm ngon bổ...
03/06/2024
Cả lò vi sóng và nồi chiên không dầu đều là những thiết bị gia dụng vô cùng cần thiết cho mọi căn bếp gia đình hiện nay. Nhờ có các công cụ này mà việc nấu nướng sẽ trở nên nhanh gọn và tiết kiệm hơn rất nhiều. Và nếu như bạn đang không biết nên mua lò vi sóng hay nồi chiên không dầu thì hãy khám phá đáp án qua bài viết dưới đây cùng Elmich. Giới thiệu chung về lò vi sóng Trước khi quyết định xem nên mua lò vi sóng hay nồi chiên không dầu, bạn cần tìm hiểu chung về cấu tạo và ưu nhược điểm của chúng. Lò vi sóng hay thường được gọi với cái tên khác là lò vi ba. Đây là thiết bị có vô số công dụng khác nhau như: rã đông thực phẩm, hâm nóng, nấu đồ ăn, nướng,... Hơn cả thế, công cụ này thường được trang bị công suất rất lớn nên vừa an toàn mà lại còn tiết kiệm được rất nhiều thời gian. Cấu tạo Thông thường, một chiếc lò vi sóng sẽ bao gồm các bộ phận cơ bản như: Đĩa quả, vỏ máy, bảng vi mạch điều khiển, bảng điều khiển, khoang lò, máy phát sóng cao tần, ống dẫn sóng, cánh tản sóng và quạt tản nhiệt. Hình 1: Giới thiệu tổng quan về cấu tạo và ưu nhược điểm của lò vi sóng Nguyên lý hoạt động của lò là sử dụng sóng tần số cao khoảng 2.45 GHz xuất phát từ nguồn magnetron, rồi dẫn theo ống dẫn sóng vào đến khoang nấu. Ở khu vực này, phản xạ qua lại giữa bức tường nấu sẽ làm rung các phân tử chất lỏng, tạo ra nhiệt và làm chín thực phẩm cả trong lẫn ngoài. Ưu điểm Rút ngắn thời gian nấu: Đa số các mẫu lò vi sóng hiện nay đều có chức năng hẹn giờ nên bạn có thể làm một việc khác trong khi lò đang hoạt động. Ngoài ra, với nguyên lý làm chín thức ăn từ trong ra ngoài cho phép thực phẩm chín nhanh hơn gấp 4 lần so với thông thường. Giữ nguyên các chất dinh dưỡng: Dù bạn nấu, rã đông hay hâm nóng thì món ăn vẫn sẽ giữ nguyên được hương vị và hàm lượng chất dinh dưỡng ban đầu. Nhiều chức năng: Lò vi sóng mang lại vô vàn các tính năng đặc biệt giúp công việc bếp núc trở nên đơn giản hơn rất nhiều. Tiết kiệm điện: Hiện nay, lò vi sóng được trang bị công nghệ Inverter giúp bạn tiết kiệm điện từ khoảng 30 - 50%. Hình 2: Lò vi sóng giúp tiết kiệm điện năng một cách hiệu quả Nhược điểm Lò vi sóng khá kén vật dụng cho vào vì bạn không thể sử dụng tô, dĩa làm từ kim loại. Chức năng nướng thường không tốt bằng lò nướng Chi phí sửa chữa thường khá cao và rất khó để thay linh kiện khi bị hỏng hóc. Đối với các chị em lần đầu sử dụng thì cần phải mất khá nhiều thời gian để làm quen với các chức năng. Giới thiệu chung về nồi chiên không dầu Nồi chiên chân không hay nồi chiên không dầu là thiết bị điện gia dụng vô cùng phổ biến hiện nay. Công cụ này sẽ sử dụng sức nóng của không khí lưu thông trong khoang nồi để làm chín thực phẩm. Nhờ vậy mà lượng dầu mỡ sử dụng sẽ được hạn chế tối đa, đồng thời vẫn đảm bảo được hương vị nguyên bản của món ăn. Cấu tạo Phần vỏ: Thường được làm từ nhựa PP, ABS hoặc inox 304 cho độ bền cao và khả năng cách nhiệt tốt. Hình 3: Nồi chiên không dầu làm không gian bếp trở nên hiện đại hơn Bảng điều khiển: Thường được thiết kế tại mặt ngoài của nồi, có thể là cảm ứng hoặc núm xoay vật lý, giúp bạn điều chỉnh thời gian nấu và nhiệt độ trong nồi. Khay chiên (rổ chiên): Sẽ có lớp chống dính bề mặt để hạn chế thức ăn thừa bám bẩn. Ngoài ra, rổ chiên đặt trong khay được thiết kế nhiều lỗ thoát dầu mỡ, đồng thời khí nóng sẽ được lưu thông đều trong nồi. Dây mayso: Có cấu tạo dạng hình vòng xoắn và nằm đối diện điện trở trong lò. Dây có tính năng là tạo ra nhiệt từ điện và làm chín thức ăn. Quạt đối lưu: Giúp toàn bộ khí nóng được tản đều khắp khoang nồi. Ưu điểm Thiết kế hiện đại: Ngày nay, có vô số dòng sản phẩm nồi chiên không dầu khác nhau được làm từ những chất liệu cao. Nhờ vậy mà thiết bị sẽ có vẻ ngoài vô cùng sang trọng và bắt mắt. Đa dạng dung tích:...
03/06/2024
Cùng với sự phát triển của công nghệ, lựa chọn thiết bị nhà bếp thông minh và phù hợp rất quan trọng. Trước xu hướng của nồi chiên không dầu khiến nhiều người không khỏi phân vân giữa sản phẩm này với lò nướng? Loại nào sẽ giúp cho các món gà quay, cá rán, tôm chiên,... được chín vàng đều, giòn rụm, thơm ngon và hấp dẫn hơn? Hãy để Elmich giúp bạn đưa ra sự lựa chọn tốt nhất qua những so sánh nên mua lò nướng hay nồi chiên không dầu ngay sau đây. So sánh lò nướng với nồi chiên không dầu? Nồi chiên không dầu và lò nướng mỗi loại sẽ có những đặc điểm, ưu thế riêng. Do đó, qua những so sánh chi tiết sẽ là cơ sở khoa học giúp bạn đưa ra được sự lựa chọn nên mua lò nướng hay nồi chiên không dầu tốt và phù hợp nhất. So sánh về thiết kế Thị trường lò nướng thường rất đa dạng về mẫu mã với nhiều dòng khác nhau để lựa chọn như lò nướng thùng, âm tủ và thủy tinh hay còn gọi là nồi nướng. Những sản phẩm này đều được thiết kế dạng hình chữ nhật hoặc hình vuông với mặt trước là kính để dễ quan sát khi nấu. Còn nồi chiên không dầu lại theo kiểu dáng hình trụ hoặc hình bầu dục nhưng vẻ ngoài vẫn được chăm chút tỉ mỉ, thời trang. Tuy không có nhiều phụ kiện nhưng lại giúp việc lau chùi, vệ sinh trở nên dễ dàng hơn. Hình 1: Lò nướng thiết kế cửa kính giúp dễ dàng quan sát thức ăn khi nướng Chức năng Chức năng cũng là một trong những yếu tố có tính quyết định quan trọng nên mua lò nướng hay nồi chiên không dầu. Trong chức năng của lò nướng với ưu điểm lớn nhất là có thể nướng nhiều loại thức ăn có khối lượng, kích cỡ lớn như vịt nguyên con, ngỗng nguyên con,… Còn với nồi chiên không dầu, vì là đứa con “sinh sau đẻ muộn” nên có phần cải tiến nhiều hơn. Theo đó, ngoài công dụng nướng các phần thức ăn vừa và nhỏ như cánh gà, rau củ, cá,... thì thiết bị này còn có thể chiên vàng rụm mà không cần ngập dầu. Hoặc sấy khô các loại hạt như lạc, mè, macca,… mà không cần phải bắc rang lên chảo như truyền thống. Hình 2: Nồi chiên không dầu được cải tiến nên đa chức năng và đa công dụng năng, tiện ích bổ sung Ngoài những chức năng chính kể trên, lò nướng cũng như nồi chiên không dầu còn có nhiều tiện ích được bổ sung, mang lại cuộc sống đầy tiện nghi hơn cho con người. Cụ thể, với nồi chiên không dầu, chức năng bổ sung bao gồm: có nhiều chương trình nấu được cài đặt sẵn, tự động ngắt khi quá nhiệt, quạt đối lưu,… Còn với lò nướng sẽ có thêm khay hứng mỡ thừa, xiên nướng quay, quạt đối lưu đèn khoang lò, chế độ quay đảo chiều,... Công suất và dung tích Theo số liệu thống kê, nồi chiên không dầu sẽ có dung tích dao động từ 6 - 24 lít và công suất đạt từ 1300 - 2000W. Trong khi đó, lò nướng sẽ có phần lớn hơn, với công suất là 1300 - 2100W và dung tích đạt 12 - 60 lít. Hình 3: Công suất và dung tích lò nướng lớn hơn nồi chiên không dầu Khả năng tiết kiệm điện Nồi chiên không dầu hoạt động theo nguyên lý làm nóng từ thanh nhiệt Dây mayso và bộ phận quạt. Đồng thời, thông qua công nghệ làm chín thức ăn Rapid Air – bằng không khí nên giúp thức ăn được nấu nhanh chín nhưng tiêu thụ ít điện năng hơn. Ngược lại, lò nướng sử dụng công nghệ làm chín từ điện trở và đèn Halogen, hoạt động theo nguyên lý truyền nhiệt bằng điện trở. Nó bao gồm cả lửa trên, lửa dưới cũng như xiên quay,... Điều này giúp lò hoạt động mạnh mẽ với công suất lớn, tốc độ làm chín thức ăn nhanh chóng nhưng đồng thời cũng tiêu tốn nhiều điện năng hơn. Hình 4: Nồi chiên không dầu tiêu thụ ít điện nặng hơn lò nướng So sánh giá cả Theo mặt bằng chung, giá nồi chiên không dầu sẽ từ 3.000.000 - 5.000.000 đồng tùy thuộc vào mẫu mã, dung tích. Còn giá lò nướng lại chỉ từ 2.000.000 - 3.000.000 đồng. Nên mua lò nướng hay nồi chiên không dầu, lựa chọn nào tốt nhất? Với những so sánh được Elmich Việt Nam chia sẻ cụ thể trên, có lẽ người tiêu dùng đã có câu trả lời cho bản thân. Thực tế, nên...
03/06/2024
Mùa hè là mùa của những món gỏi cuốn lên ngôi, không chỉ ngon miệng mà còn giúp giải nhiệt, thanh lọc mùa hè hiệu quả. 1. Gỏi cuốn tôm thịt Chuẩn bị nguyên liệu: - Thịt ba chỉ lợn - Tôm sú - Bánh tráng cuốn - Bún - Rau xà lách, hẹ, giá, rau thơm, dưa chuột - Hành tím, tỏi, ớt - Lạc rang - Gia vị: đường, muối, bơ đậu phộng, hạt nêm, tương đen Cách thực hiện: - Các loại rau (xà lách, rau thơm, giá, hẹ và dưa chuột) đem đi rửa sạch để ráo nước, với dưa chuột cắt dọc theo chiều dài của củ. - Thịt ba chỉ heo loại sạch lông, dùng muối chà xát rồi rửa lại với nước ấm giúp thịt sạch sẽ và không có mùi hôi. - Bỏ một ít muối, một củ hành vào nồi nước và luộc thịt heo trong khoảng 30 phút. Sau khi thịt chín, vớt thịt ra để vào thau nước lạnh giúp thịt trắng, giòn hơn. Thái thịt thành các miếng vừa ăn và bày ra đĩa. - Tôm rửa sạch, bắc chảo lên bếp rồi cho tôm và một ít muối vào, không cần thêm nước vì tôm tự tiết ra nước. Đậy nắp lại và luộc tôm, đến khi tôm chuyển sang màu đỏ thì vớt ra. Lột vỏ tôm, bỏ chỉ lưng, rồi bày ra đĩa cho đẹp mắt. - Lấy một ít nước để làm ướt bánh tráng, rồi đặt bánh tráng lên 1 cái dĩa hoặc thớt. - Lấy một ít rau xà lách, rau thơm, giá, dưa chuột và 1 cọng hẹ đặt lên bánh tráng. Cho thêm một ít bún, thịt và bắt đầu cuốn lại. Khi cuốn được 1 vòng, cho thêm 2 con tôm rồi gấp 2 mép bánh tráng ở 2 bên lại và cuộn chặt tay cho đến khi hết miếng bánh tráng là hoàn thành. 2. Gỏi cuốn bò nướng Nguyên liệu - Thịt thăn bò - Bánh tráng - Rau xà lách, cà rốt, dưa chuột, hành lá, rau mùi - Ớt, tiêu xay, tỏi băm, gừng băm - Gia vị: Nước tương, dầu mè, đường, giấm, muối Cách làm - Rửa sạch thịt bò với nước lạnh, rồi đem ngâm với giấm để khử mùi tanh. Rửa sạch lại với nước rồi dùng giấy thấm nước làm ráo thịt bò. Tiếp đó, dùng dao cắt phần thịt bò thành từng miếng nhỏ có độ dày khoảng nửa ngón tay, bề mặt rộng khoảng 2 ngón tay. - Cà rốt rửa sạch, gọt vỏ và bào sợi nhỏ, còn rau xà lách và rau mùi nhặt, rửa sạch, ngâm với nước muối loãng 10 phút thì vớt ra, rửa sạch lại với nước và để ráo. Dưa chuột rửa sạch, thái sợi. Hành lá rửa sạch, phần đầu hành (phần màu trắng) cắt thành sợi nhỏ, còn phần lá xanh cắt nhỏ. - Làm sốt nướng và nướng thịt: Pha hỗn hợp với 125 ml nước tương, 1/2 thìa canh dầu mè, 3 thìa canh đường, 1 thìa cà phê tiêu xay, 1/2 thìa canh ớt, 1/2 thìa cà phê tỏi băm nhỏ và 1 thìa cà phê gừng băm nhỏ. Rưới đều 1/2 phần sốt ướp lên trên bề mặt thịt bò, làm nóng bếp nướng, rồi quét một lớp dầu ăn lên trên bề mặt bếp. Tiếp đó, xếp thịt lên nướng khoảng 5 phút cho thịt chín đều cả hai mặt. - Nhúng bánh tráng vào thau nước khoảng 5 giây, rồi đặt bánh lên tấm thớt sạch hoặc đĩa lớn, lần lượt cho rau xà lách, thịt bò nướng, cà rốt, dưa chuột, hành lá sợi và hành cắt nhỏ, gấp 2 bên bánh vào và từ từ cuộn tròn bánh lại. 3. Gỏi cuốn cá hồi bơ Nguyên liệu - Cá hồi xông khói - Bánh tráng - Bún gạo - Hành tây tím, rau mầm, rau xà lách - Muối tiêu, đường, tỏi ớt băm, dầu oliu, nước mắm, nước cốt chanh Cách thực hiện: - Xà lách, rau thơm và cải mầm rửa sạch, để ráo, xếp ra đĩa. Bơ cắt đôi bỏ hạt, lột vỏ và cắt thành nhiều lát mỏng theo chiều dài của quả. - Cá hồi ướp với 1/3 muỗng muối, 1/3 muỗng tiêu cùng 1 muỗng nước cốt chanh, áp chảo cho chín sém bên ngoài. - Đợi cá hồi nguội, dùng nĩa tách miếng vừa ăn. Rưới lên cá hỗn hợp sốt gồm vỏ chanh mài, 1 thìa nước cốt chanh, dầu ô liu, 1 thìa mật ong, sau đó trộn nhẹ tay hỗn hợp sốt và cá. - Trải 1 lớp bánh tráng, thoa nước xung quanh rìa cho ẩm. Tiếp đó, đặt lên một ít xà lách, rau thơm, bún, bơ, cá hồi rồi cuốn lại. Cho một ít cải mầm và sợi ớt ở đầu cuốn gỏi. - Để làm nước chấm cho món gỏi cuốn cá hồi bơ, hòa 6 thìa nước, 3 thìa nước...
03/06/2024
Nồi cơm điện là một thiết bị gia dụng quen thuộc trong mỗi gia đình hiện nay. Không chỉ nấu cơm ngon mà các loại nồi cơm điện hiện đại còn có nhiều chức năng khác như: ninh, hầm, nấu cháo, súp, đồ xôi, làm bánh,... Nên không ít chị em thắc mắc dùng nồi cơm điện có tốn nhiều điện không. Muốn biết thì bạn hãy cùng Elmich tìm hiểu công suất nồi cơm điện, cách tính điện năng tiêu thụ của nồi cơm điện ngay sau đây nhé! 1. Công suất nồi cơm điện là bao nhiêu? Công suất là thông số luôn được nhà sản xuất ghi rõ trên các tem dán trên nồi cơm điện. Nhìn vào thông số này bạn có thể biết thiết bị này tiêu thụ lượng điện năng bao nhiêu mỗi tháng. Từ đó, người tiêu dùng thông thái sẽ chọn được loại nồi cơm điện phù hợp với nhu cầu và khả năng thanh toán điện của gia đình mình. Hiện nay, thị trường có rất nhiều loại nồi cơm điện khác nhau và mỗi loại sẽ có một mức công suất nhất định. Muốn biết chính xác công suất nồi cơm điện bạn định mua, hãy xem trên phần vỏ hộp, nhãn dán trên thân nồi hoặc trong sách hướng dẫn sử dụng,... Hình 1: Thị trường có rất nhiều loại nồi cơm điện, mỗi loại có mức công suất khác nhau Elmich cung cấp công suất của một số loại nồi cơm điện phổ biến hiện nay trên thị trường như sau: Công suất của nồi cơm mini: Dao động từ 200W đến 400W Công suất của nồi cơm nắp gài: Dao động từ 500W đến 1000W Công suất của nồi cơm điện tử: Dao động từ 560W đến 860W Công suất của nồi cơm cao tần: Dao động từ 800W đến 1400W Công suất của nồi cơm điện tử áp suất: Dao động từ 890W đến 1150W Công suất của nồi cơm áp suất cao tần: Dao động từ 1090W đến 1465W Công suất của nồi cơm lòng niêu: Dao động từ 500W đến 1000W Công suất của nồi cơm nắp rời: Dao động từ 500W đến 1000W Công suất của nồi cơm tách đường: Dao động từ 800W đến 1000W 2. Mức tiêu hao năng lượng của các loại nồi cơm điện 2.1. Nồi cơm thông thường Nồi cơm điện thông thường gồm các loại nồi: nắp rời, lòng niêu, nắp gài, tách đường. Cơ chế của nồi cơm điện thông thường sẽ hoạt động ở mức công suất cao nhất trong giai đoạn làm chín gạo. Khi gạo đã chín, nồi sẽ tự động chuyển sang chế độ làm chín cơm bằng hơi và ủ ấm. Lúc này mức tiêu hao năng lượng của những nồi này sẽ giảm xuống, rơi vào khoảng 40 - 150W. 2.2. Nồi cơm điện áp suất, cao tần Các nồi cơm điện áp suất và cao tần có nguyên lý hoạt động khác những nồi cơm điện thông thường. Theo đó, nồi áp suất hay cao tần sẽ làm nóng nước sau đó ngâm gạo trong nước ấm trong 1 khoảng thời gian nhất định để gạo no nước. Sau đó, nồi sẽ đẩy lên mức công suất cao nhất để nấu chín gạo trong vài phút. Hình 2: Mức tiêu hao điện của nồi cơm khi nấu chín gạo và ủ ấm cơm là khác nhau Cơ chế hoạt động này giúp gạo không quá nở so với cách nấu thông thường. Gạo vẫn giữ nguyên được hương vị tự nhiên thuần túy. Cho đến khi gạo chín hẳn, nồi sẽ tự chuyển qua chế độ hâm nóng. Và đương nhiên, giai đoạn ủ ấm cơm, nồi sẽ tiêu thụ rất ít điện năng. Vậy làm sao để biết lượng điện năng tiêu thụ cụ thể của nồi cơm điện? 3. Cách tính điện năng tiêu thụ của nồi cơm điện Tính lượng điện năng tiêu thụ mỗi tháng của nồi cơm điện không khó. Bạn chỉ cần áp dụng công thức sau: Điện năng tiêu thụ = Công suất (W) * Thời gian nồi cơm điện hoạt động (H) Ví dụ: Bạn đang dùng nồi cơm điện, công suất nồi cơm điện của bạn là 700W, dung tích nồi 1.8L. Để làm chín được gạo, nồi phải hoạt động trong 30 phút với công suất cao nhất là 700W. Sau đó, nồi hoạt động tiếp trong 15 phút với công suất 70W để ủ ấm cơm. Áp dụng công thức tính ở trên nhưng sẽ tính lượng điện tiêu thụ ở 2 giai đoạn. Cụ thể: Quá trình làm chín gạo, nồi cơm điện tiêu thụ lượng điện năng = 700 * 0.5 = 350W. Quá trình ủ ấm cơm, nồi tiêu thụ điện năng = 70W * 0.25 = 17.5W. Vậy, tổng lượng điện tiêu thu ở 2 giai đoạn của nồi cơm điện = 350W...
03/06/2024