27/05/2024
Việc bếp từ gặp sự cố bị lỗi một cách bất ngờ khi đang nấu nướng là chuyện khó tránh khỏi. Tuy nhiên, không phải bất kỳ ai cũng đều biết cách khắc phục nhanh chóng và hiệu quả. Nếu để tình trạng bếp báo lỗi trong một thời gian dài sẽ dẫn tới nhiều hậu quả khôn lường. Cùng thương hiệu Elmich khám phá nhanh các mã lỗi bếp từ phổ biến khi sử dụng bếp từ qua bài...
24/05/2024
Chảo là vật dụng quen thuộc trong cuộc sống hiện nay của mỗi chúng ta. Thông thường, khi mua chảo về, người dùng sẽ chỉ vệ sinh bằng nước đơn giản sau đó sử dụng luôn. Tuy nhiên, đối với mỗi loại chảo sẽ lại có những cách thực hiện khác nhau khi mới mua về giúp nâng cao tuổi thọ. Ngay sau đây, hãy cùng Elmich Việt Nam tìm hiểu xem chảo mới mua về nên làm gì để áp dụng cho mình nhé. 1. Chảo mới mua về nên làm gì? Lời khuyên của các chuyên gia đó là khi bạn mua một cái chảo mới đừng vội dùng ngay. Hãy thực hiện một vài mẹo nhỏ để giúp chúng luôn có được độ bền đẹp lâu nhất nhé. Hình 1: Đối với mỗi loại chảo sẽ lại có những ưu, nhược điểm riêng 1.1. Đối với chảo chống dính Chảo chống dính là đồ dùng luôn xuất hiện trong mỗi căn bếp của gia đình Việt. Nếu để ý, bạn sẽ thấy sau một thời gian sử dụng, cho dù có cẩn thận đến đâu đi chăng nữa thì lớp chống dính bên trên cũng sẽ bị xước và mất dần đi. Để khắc phục điều đó, bạn có thể thực hiện theo các bước sau đây: Rửa sạch: Chảo mới mua về hãy rửa sạch bằng nước ấm và xà phòng. Hoạt động này giúp loại bỏ bụi bẩn cũng như lớp dầu bảo vệ được sử dụng trong quá trình sản xuất. Nấu nước: Sau đó, hãy cho vào chảo một chút nước và nấu lên đến khi nước bốc hơi lên thì tắt. Không nên để nước sôi hẳn đâu bạn nhé. Lau khô: Sử dụng khăn khô, sạch hoặc giấy thấm dầu để lau chảo ngay sau khi vệ sinh. Tạo lớp chống dính: Thông thường, chảo inox, sắt hay nhôm thì bạn cần tạo lớp chống dính trước khi đun nấu. Nhưng nhiều người lại không làm điều đó với chảo chống dính. Tuy nhiên, bạn hãy nhớ rằng, sử dụng lâu dài thì lớp chống dính vẫn bong tróc. Vậy nên, hãy đổ một lớp dầu ăn lên trên bề mặt và đun nhỏ lửa khoảng 10 - 15 phút. Nấu thử: Để giúp “kích hoạt” lớp chống dính của chảo một cách hiệu quả nhất, chúng ta cũng có thể sử dụng một số loại thực phẩm như trứng, khoai. Bạn chỉ cần cho dầu lên chảo và và chiên chúng lên là được. Làm sạch chảo: Sau khi thực hiện các bước trên, người dùng chỉ cần rửa sạch cũng như bảo quản theo cách thông thường. Hình 2: Chảo chống dính yêu cầu gì trong việc bảo quản và vệ sinh? 1.2. Đối với chảo nhôm Bạn đang thắc mắc, chảo mới mua về nên làm gì nếu là chảo nhôm? Câu trả lời dành cho bạn sẽ có trong phần tiếp theo sau đây: Rửa sạch: Đối với chảo nhôm, chúng ta cũng sử dụng nước ấm và xà phòng để loại bỏ dầu bảo vệ hoặc bụi bẩn. Lau khô: Dùng khăn sạch hoặc giấy ăn để thấm khô chảo sau khi vệ sinh. Tạo lớp chống dính tự nhiên: Chảo nhôm sau khi mua về, bạn đun nóng chảo lên trên bếp khoảng 2 đến 3 phút. Tiếp đó, dùng dầu dừa hoặc dầu lạc, dầu hạt cải trắng để tráng bề mặt chảo. Khi nào dầu sôi và bốc khói thì tắt bếp. Đợi dầu nguội thì đổ bỏ hết đi. Cuối cùng, sử dụng khăn giấy để lại toàn bộ lòng chảo. Nấu ăn: Muốn tăng độ chống dính cho chảo nhôm, bạn cho một chút dầu vào trước khi nấu. Làm sạch chảo: Luôn luôn làm sạch chảo nhẹ nhàng sau khi sử dụng. Hình 3: Chảo nhôm cũng cần được “kích hoạt’ trước khi dùng lâu dài 1.3. Đối với chảo đá Chảo đá cũng là thiết bị được nhiều bà nội trợ lựa chọn cho căn bếp của mình. Rửa sạch: Muốn tăng tuổi thọ cho chảo đá, việc đầu tiên bạn cần làm đó là đặt một chút bã chè xanh vào túi rồi chà nhẹ lên trên bề mặt chảo. Điều này hỗ trợ khử mùi chảo mới cực kỳ hiệu quả. Lau khô: Việc lau khô chảo vẫn nên được thực hiện bằng khăn mềm và giấy, hạn chế tạo ẩm cho bề mặt chảo Rang cà phê (tùy từng chảo): Sau đó, bạn tráng bề mặt chảo bằng 1 - 2 muỗng bột cà phê để tạo bề mặt mịn màng cũng như cải thiện khả năng chống dính hiệu quả. Hãy hâm nóng chảo sau đó để bã cafe nguội đi rồi mới rửa sạch nhé. Nấu thử: Bạn có thể thử nấu một số loại thực phẩm có chứa dầu trong thành phần để giúp kích hoạt lớp chống dính...
24/05/2024
Hiện nay, các mẹ bỉm sữa có con tới tuổi ăn dặm đang rất quan tâm đến nồi nấu cháo chậm. Nồi nấu chậm này có tính tiện lợi và rất nhiều ưu điểm. Tuy nhiên, cũng rất nhiều người chưa biết cách sử dụng nồi nấu cháo chậm. Qua bài viết này, Elmich sẽ hướng dẫn bạn sử dụng chi tiết nhất, bên cạnh đó cũng sẽ bật mí các lưu ý khi sử dụng và bảo quản nồi nhé! Những loại nồi nấu cháo chậm hiện tại có trên thị trường Trên thị trường đang có 4 loại nồi nấu cháo chậm, bao gồm: Nồi nấu cháo chậm chỉnh thủ công Đây là loại nồi có núm xoay điều chỉnh bằng tay. Với loại nồi này bạn có thể cài đặt thời gian nấu ở chế độ thấp hoặc cao. Tương ứng với thời gian là 3 đến 4 tiếng hoặc 6 đến 8 tiếng. Sau khi hết thời gian nấu, nồi sẽ tự chuyển sang chế độ ủ ấm. Hình 1: Nồi nấu cháo chậm với nút chỉnh thủ công Nồi nấu cháo chậm được lập trình sẵn Nồi nấu chậm được lập trình là nồi được gắn kèm thiết bị điều khiển. Bạn có thể lựa chọn và cài đặt thời gian, chức năng theo ý muốn. Loại nồi này hoạt động bằng cách sử dụng bộ phận làm nóng bên trong kết hợp cảm biến tự động. Điều này giúp cho nồi có thể suy trì nhiệt độ ổn định khi nấu. Nồi nấu cháo chậm đa năng Hình 2: Nồi nấu cháo chậm với đa chức năng Loại nồi này có thể cùng một lúc nấu nhiều món ăn, do nó có nhiều ngăn khác nhau. Ưu điểm của nồi này là tiết kiệm chi phí và thời gian nấu ăn. Nó có thể giúp người nấu tiết kiệm khoảng 70% so với những loại nồi thông thường. Nồi nấu cháo chậm được kết hợp kỹ thuật số Cuối cùng, với công nghệ phát triển như hiện tại nên nồi nấu cháo chậm kỹ thuật số ra đời. Đúng như cái tên của nó, nó được cài đặt kết nối từ xa và bạn có thể kiểm soát việc nấu nướng 1 cách dễ dàng qua điện thoại của mình. Hướng dẫn cách sử dụng nồi nấu cháo chậm siêu đơn giản và chi tiết Để nấu một món ăn bằng nồi nấu cháo chậm, bạn làm theo các bước sau: Bước 1: Cho các thực phẩm cần nấu vào trong thố sứ của nồi nấu chậm. Bạn phải đổ nước vào trong lòng nồi sao cho không vượt quá vạch max. Bước 2: Đặt thố sứ vào trong lòng nồi nấu cháo chậm. Tiếp theo đó là cắm điện. Bước 3: Sau khi cắm điện, nồi sẽ ở trạng thái chờ và màn hình hiển thị “0.0”. Bây giờ bạn cần chọn chức năng cần nấu và hẹn thời gian nấu. Hình 3: Hướng dẫn cách sử dụng nồi nấu cháo chậm siêu đơn giản và chi tiết Hướng dẫn hẹn giờ hoạt động của các chức năng Ví dụ: Bạn muốn hầm xương trong thời gian là 4,5 tiếng. Thì cách sử dụng nồi nấu cháo chậm như sau: Bạn nhấn phím “chức năng” hai lần. Lúc đó, đèn sẽ hiển thị chức năng “hầm xương” và thời gian nấu mặc định là “3.0” giờ hiển thị trên màn hình. Khi muốn tăng hoặc giảm thời gian nấu thì nhấn phím “hẹn giờ nấu/ cài đặt thời gian”. Khi đó, đèn báo thời gian sẽ nhấp nháy bạn có thể điều chỉnh thời gian nấu. Lúc này chúng ta đang muốn hầm 4,5 giờ cho nên phải tăng thời gian nấu. Vì vậy, nhấn phím “+” 3 lần, màn hình sẽ hiển thị “4.5” và nhấp nháy. Sau đó, đếm ngược 6 giây nồi sẽ vào trạng thái nấu, màn hình hiển thị “.”. Khi kết thúc thời gian nấu, nồi tự chuyển sang chế độ ủ ấm không giới hạn thời gian. Lúc này đèn “ủ ấm” sẽ sáng và màn hình hiển thị “—.—“. Nếu bạn muốn ủ ấm theo thời gian mong muốn thì nhấn phím “hẹn giờ nấu/ cài đặt thời gian”. Sau đó, sử dụng các nút “+” và “-” để điều chỉnh theo ý mình. Và nếu kết thúc thời gian ủ ấm màn hình sẽ về trạng thái chờ và màn hình hiển thị “0.0”. Hình 4: Chế độ hẹn giờ của nồi nấu chậm 1 Lít Elmich SCE-8524OL lên đến 12 tiếng Hướng dẫn hẹn thời gian chờ hoạt động của nồi Ví dụ: khi bạn muốn hẹn sau 5 giờ nữa mới bắt đầu chức năng “nấu súp” và nấu trong 3 giờ. Khi đó cách sử dụng nồi nấu cháo chậm sẽ theo trình tự sau: Đầu tiên sẽ nhấn phím “hẹn giờ nấu/ cài đặt thời gian” một lần, đèn sẽ...
24/05/2024
Nồi nấu chậm hiện nay đang được các bà nội trợ yêu thích. Bởi tính tiện lợi và giúp các mẹ có thể tiết kiệm được nhiều thời gian. Tuy nhiên, cũng có rất nhiều người chưa biết rõ về nồi nấu cháo chậm này. Chúng hoạt động như thế nào, có an toàn hay không, có tiết kiệm điện không? Những câu hỏi này khiến nhiều người thắc mắc, vậy hãy cùng Elmich Việt Nam tìm câu trả lời trong bài viết sau nhé! Nồi nấu chậm là gì, có gì khác với nồi áp suất? Khi muốn mua một sản phẩm, bạn cần phải hiểu rõ sản phẩm đó là gì, có tác dụng như thế nào. Sau đây là tất cả các thông tin về nồi nấu chậm bạn cần biết. Cơ chế và cách thức hoạt động của nồi nấu chậm Nồi nấu cháo chậm hoạt động bằng cách duy trì độ ổn định ở đáy nồi. Sau đó, nó sẽ dẫn nhiệt lên phía trên để làm chín thức ăn từ 1,5 đến 8 giờ. Sản phẩm này được tích hợp với các cài đặt nhiệt độ khác nhau. Tức là nó sẽ có nhiều chế độ nấu và thời gian nấu khác nhau. Vì vậy, người dùng có thể thoải mái lựa chọn chức năng phù hợp với nhu cầu của mình. Hình 1: Cơ chế và cách thức hoạt động của nồi nấu chậm Điểm đặc biệt của sản phẩm này là nắp nồi. Nó được thiết kế để có thể thoát hơi nước. Khác với nắp của một số nồi khác thường giữ lại hơi nước để tăng cường quá trình nấu. Mặc dù thời gian nấu lâu, nhưng khi sử dụng nồi nấu chậm các nguyên lượng dinh dưỡng vẫn được đảm bảo. Cấu tạo của nồi nấu chậm cũng gần giống với nồi cơm điện nắp rời: Dưới đáy nồi sẽ có mâm nhiệt. Lòng nồi để đựng các thố bằng sứ khi nấu. Vỏ ngoài của nồi có thể làm bằng thép không gỉ, hoặc là nhựa chịu nhiệt. Cuối cùng là nắp vung rời. Những ưu điểm và nhược điểm khi sử dụng nồi nấu cháo chậm? Nồi nấu cháo chậm là một sản phẩm có chức năng nấu chín và hầm thức ăn. Thời gian nấu thường được kéo dài ở nhiệt độ tương đối, thường dao động từ 75 đến 175 độ C. Hình 2: Nồi nấu cháo chậm là một sản phẩm có chức năng nấu chín và hầm thức ăn Những ưu điểm có thể kể đến của loại nồi này là: Thiết kế đa dạng, có nhiều loại dung tích, mỏng nhẹ không cồng kềnh. Khả năng lưu giữ lại hàm lượng dinh dưỡng có trong đồ ăn gần như là hoàn toàn. Đa dạng chức năng và thời gian nấu theo nhu cầu. Do được nấu trong thời gian dài nên đồ ăn sẽ chín đều. Công suất thường là 200W giúp tiết kiệm điện. Không lo cháy thức ăn, phù hợp khi nấu ăn dặm cho bé. Nhược điểm lớn nhất của thiết bị này là thời gian nấu sẽ lâu, không phù hợp cho những người muốn nấu nhanh. Bên cạnh đó, giá thành của nồi nấu cháo chậm cũng không phải rẻ. Những điểm giống nhau và khác biệt của loại nồi này so với nồi áp suất? Cả hai loại nồi này đều chung một mục đích đó là làm chín và hầm mềm thức ăn. Nhưng nồi áp suất sẽ có những điểm khác biệt sau: Hình 3: Nồi áp suất có nhiều chế độ nấu được cài đặt sẵn Thời gian nấu chín và hầm nhừ thức ăn rất nhanh. Nhưng sẽ làm hao hụt đi các dưỡng chất trong đồ ăn do thời gian nấu ngắn. Kiểu dáng thì lớn, nặng và cồng kềnh, nồi không có dung tích nhỏ. Nồi áp suất có nhiều chế độ nấu được cài đặt sẵn. Nhưng không cài đặt được thời gian theo ý người dùng. Với những ưu điểm, nhược điểm và cùng so sánh với nồi áp suất. Bạn đã thấy nồi nấu chậm chiếm rất nhiều ưu thế. Khi các em bé bắt đầu ăn dặm, Elmich khuyên bạn rất nên đầu tư một chiếc nồi nấu chậm. Những tiêu chí cơ bản khi chọn mua nồi nấu chậm phù hợp Trước khi quyết định mua nồi nấu cháo chậm bạn nên dựa vào các tiêu chí sau: Tìm kiếm loại nồi có dung tích phù hợp Đầu tiên bạn phải xác định được dung tích mình cần sử dụng là bao nhiêu? Bạn nấu số lượng ít hay nhiều? Nồi nấu cháo chậm thường có dung tích đa dạng từ 0,8 đến 3,5 lít. Nếu nhu cầu của bạn chỉ để nấu cháo cho bé thì nên mua loại 0,8 đến 1,6 lít là phù hợp. Nên chọn nồi có chất liệu gì? Phần lớn các thố sử dụng...
24/05/2024
Chắc hẳn, mỗi chị em phụ nữ đã từng rất thắc mắc rằng chảo ceramic là gì mà lại thu hút được nhiều sự quan tâm đến vậy ? Trên thực tế thì đây là dòng sản phẩm gia dụng được cải tiến nhằm mang đến nhiều sự lựa chọn đa dạng hơn cho người tiêu dùng. Thương hiệu Elmich sẽ mách cho bạn biết những tính năng của loại chảo trên và cách sử dụng đúng nhất. Giới thiệu chung về chảo ceramic Có lẽ, không chỉ dưới một lần bạn nghe vô số lời ca ngợi về tính chống dính của chảo ceramic. Ngoài ra còn có sự vệ sinh an toàn thực phẩm và thân thiện tuyệt đối với môi trường. Vậy, thực tế thì dòng chảo này là gì? Hình 1: Giới thiệu sơ lược về đặc tính của chảo ceramic tại Elmich Nếu xét trên mặt kỹ thuật, ceramic là một vật liệu được làm từ đất sét sau đó nung cứng. Nói nôm na thì chảo từ gốm sứ là một loại chảo kim loại được phủ thêm lớp chống dính tạo ra từ khoáng chất vô cơ. Thành phần chính sẽ là cát nên .bề mặt chảo luôn bóng sáng và mượt mà, giúp cho việc nấu nướng trở nên đơn giản hơn bao giờ hết. Từ sau xu hướng dùng chảo chống dính năm 1960, chảo làm từ ceramic đã tạo nên sự thay đổi đáng chú ý. Dần dần, sản phẩm này đã trở thành công cụ bếp núc an toàn dẫn đầu thị trường. Bề mặt phủ men không hề chứa bất kỳ chất độc hại nào, và tính năng này vượt trội hơn hẳn các loại chảo chống dính truyền thống khác. Bên cạnh đó, bạn có còn có thể hạn chế lượng dầu ăn hoặc chất béo cần thiết cho việc chiên xào. Vì giờ đây, chỉ cần một muỗng dầu nhỏ thôi là bạn đã có thể thoải mái đảo đều thức ăn trong chảo gốm sứ rồi. Từ đó, người tiêu dùng cũng sẽ hạn chế được lượng nước bẩn thải ra môi trường hằng ngày. Bật mí ưu và nhược điểm của chảo làm từ Ceramic Bất kỳ một sản phẩm nào cũng đều có ưu và nhược điểm riêng. Tùy theo nhu cầu và mục đích sử dụng mà bạn có thể lựa chọn loại chảo phù hợp với bản thân nhất. Dưới đây sẽ là những lợi ích tuyệt vời bạn sẽ nhận được nếu dùng chảo ceramic ngay hôm nay: Ưu điểm Khả năng chịu nhiệt: So với các dòng chảo khác trên thị trường, chảo gốm sứ có khả năng chịu nhiệt lên đến 450 độ C, tương đương gấp 40%. Tính năng này giúp chảo giữ nguyên được hình dạng ban đầu dù qua bao lâu đi chăng nữa. Qua đó, sức khỏe gia đình bạn cũng sẽ được đảm bảo. HÌnh 2: Chảo làm từ gốm sứ có khả năng chịu nhiệt cực tốt Thiết kế đa dạng: Có thể nói, thiết kế bắt mắt và tinh xảo chính là đặc điểm giúp chảo làm từ ceramic chiếm trọn trái tim của người tiêu dùng. Với trọng lượng nhẹ, thiết kế tay cầm chắc chắn, bạn có thể thao tác dễ dàng hơn trong quá trình chế biến thức ăn. Ngoài ra, đáy chảo thường sẽ được làm dày giúp cho toàn bộ nhiệt độ được phân phối đồng đều và thực ăn sẽ được chín kỹ trong 1 khoảng thời gian ngắn. Hình 3: Khả năng phân bố nhiệt tốt giúp thức ăn chín nhanh Dễ chùi rửa: Việc vệ sinh chảo vô cùng dễ dàng và đơn giản mà thôi. Các chị em phụ nữ chỉ cần sử dụng nước rửa chén thông thường mà miếng bọt biển mềm là đã đủ để làm sạch toàn bộ bề mặt chảo rồi. Tính năng này giúp tiết kiệm rất nhiều thời gian và công sức. Đảm bảo an toàn cho người sử dụng: Chất chống dính ceramic không chứa các thành phần độc hại như PFOA hay PTFE. Vì vậy, sức khỏe của bạn sẽ không bao giờ bị ảnh hưởng dù sử dụng chảo để nấu ở nhiệt độ cao. Hình 4: Chảo không chứa các chất gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng Có thể dùng cho nhiều kiểu bếp: Dù là bếp ga, bếp từ, bếp âm tường,.. bạn đều có thể dùng .chảo ceramic mỗi ngày. Hãy yên tâm vì hiệu suất nấu ăn vẫn sẽ được đảm bảo như dùng trên bếp điện. Nhược điểm Để đánh đổi cho toàn bộ những tính năng tuyệt vời kể trên thì chảo làm từ ceramic lại có giá thành khá cao. Chính vì vậy, đây sẽ là khoản đầu tư đáng suy ngẫm trước khi xuống tay chi tiền. Ngoài ra, chảo sẽ có độ...
24/05/2024
Ceramic là gì? Chắc hẳn đây sẽ là câu hỏi mà hầu hết các bà nội trợ sẽ cực kỳ thắc mắc khi mua các vật dụng làm bếp. Trong bài viết sau đây, thương hiệu Elmich Việt Nam sẽ mách bạn biết những ứng dụng phổ biến nhất của chất liệu trên. Đồng thời, bạn sẽ hiểu hơn về ưu và nhược điểm của các loại làm từ sứ. Vật liệu Ceramic là gì ? Ceramic hay còn được gọi là gốm sứ, đây là một vật liệu vô cơ thuộc vào hàng phi kim và xuất hiện rộng rãi trong cuộc sống thường ngày của chúng ta. Trong thời gian qua, chất liệu này đã phát triển cực nhanh với nhiều loại và các ứng dụng mang đến vô vàn lợi ích khác nhau. Gốm sứ thường được dùng để làm các sản phẩm như: chảo, nồi, bồn rửa mặt, gạch, ngói,... Hình 1: Gốm sứ là vật liệu chính để làm nhiều thiết bị nhà bếp Chất liệu này được hình thành bằng cách lấy hỗn hợp gồm: đất nung, đất sét, bột và nước,... ngoài ra còn có một vài chất phụ trợ khác. Tùy theo sản phẩm cần chế tạo mà cách nung cũng như liều lượng sẽ khác biệt. Thông thường thì khi hoàn thành một sản phẩm từ ceramic, người ta sẽ phủ một lớp sơn trang trí để bảo vệ và chống thấm trong thời gian dài. “Gốm kỹ thuật hóa” là tên gọi chuẩn khoa học để gọi vật liệu trên. Tuy không phải là kim loại hay hợp chất hữu cơ, nhưng ceramic lại được đánh giá rất cao về tuổi thọ. Có một số nghiên cứu chỉ ra rằng, gốm sứ thậm chí còn sở hữu độ bền gấp 4 lần thép. Mặc dù cứng hơn cả thép nhưng gốm lại vô cùng nhẹ, thường chỉ rơi vào khoảng 2 - 6gram/centimet khối mà thôi. Chính những đặc tính cực kỳ hữu ích này đã biến gốm sứ trở thành vật liệu được ưa thích nhất trong mọi ngành công nghiệp sản xuất ngày nay. Một số ứng dụng phổ biến của Ceramic trong đồ dùng bếp Nếu như gốm sứ là biểu tượng của sự thẩm mỹ, sang trọng và bền đẹp trong ngành xây dựng, thì chúng lại là vật liệu chống dính cực tốt trong các sản phẩm nhà bếp. Sau đây sẽ là một vài ứng dụng phổ biến nhất của gốm sứ trong việc chế tạo đồ gia dụng: Hình 2: Mách bạn các ứng dụng phổ biến của gốm sứ hiện nay Lưỡi máy xay, nghiền Với tính chất hóa học là phi kim nên chất liệu gốm sứ sẽ không làm biến chất hoặc ảnh hưởng đến mọi loại thực phẩm. Ngoài ra, vật liệu này còn có khả năng chống oxy hóa cực tốt nên hạn chế được tình trạng lưỡi máy xay bị gỉ sắt, không thể sử dụng được nữa. Đặc biệt, lưỡi máy xay làm từ gốm sứ sẽ tạo cảm giác sang trọng và hiện đại cho không gian bếp. Hơn cả thế, với độ bền tốt hơn cả thép, lưỡi máy nghiền từ gốm cho phép bạn sử dụng để chế biến nhiều loại thực phẩm khác nhau. Có thể nói, máy xay hoặc lưỡi nghiền từ ceramic đang được vô số gia đình lựa chọn vì tính an toàn vệ sinh thực phẩm thuộc vào hàng top. Việc lưỡi máy xay bị bám bẩn và khó tẩy rửa thường khiến người sử dụng cảm thấy vô cùng khó chịu. Thế nhưng, khi dùng các mẫu dạo làm ceramic. Bạn không hoàn toàn có thể yên tâm vì vấn đề sẽ được giải quyết hoàn toàn nhờ vào khả năng chống dính vượt trội của chất liệu này. Dao ceramic Ngay từ lúc xuất hiện, các dòng sản phẩm dao, kéo làm từ gốm sức đã chiếm lấy mọi trái tim của những người yêu thích việc bếp núc nói chung. Dao làm từ gốm sứ sẽ có thành phần hóa học chính là oxit - zirconium (ZrO2), ngoài ra còn có tên thông dụng là zirconia. Vật liệu này có độ cứng còn tốt hơn cả kim cương. Hình 3: Dao làm từ gốm kỹ thuật hóa có độ bén tốt Sau nhiều giai đoạn chế tạo bằng công nghệ siêu hiện đại, thương hiệu Elmich đã mang đến sản phẩm dao với độ sắc bén cực cao. Bạn sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí để thay thế sản phẩm làm bếp mới. Ưu và nhược điểm của dao ceramic Việc nắm bắt được thế mạnh cũng như điểm yếu của một sản phẩm sẽ giúp bạn biết cách sử dụng chúng tốt hơn. Và dao là một công cụ thiết yếu mà gần như gia đình nào cũng phải có. Khám...
24/05/2024
Inox là một loại hợp kim có tính bền cao và khả năng chống ăn mòn tốt. Trong số các loại inox phổ biến hiện nay, inox 201 và inox 304 là hai loại thường được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu inox 201 là gì và so sánh inox 201 với inox 304, đồng thời điểm qua một số thông tin về inox 301. Hình 1: Inox 201 là thép không gỉ Inox 201 là gì? Inox 201 là một loại inox martensitic chứa khoảng 16% crom và 3,5% niken. Nó được biết đến với khả năng chống ăn mòn tốt hơn so với một số loại thép thông thường, nhưng kém hơn so với inox 304. Inox 201 thường được sử dụng trong sản xuất đồ nội thất, thiết bị gia dụng và các ứng dụng công nghiệp nhẹ. Tìm hiểu: Inox 304 là gì? Inox 201 được sử dụng để gia công nhiều sản phẩm với đa dạng các hình thức như uốn cong, cắt, hàn. Đặc biệt thích hợp để làm các loại đồ dùng gia đình, bếp núc và trang trí nội thất. Đặc điểm của inox 201: Chống ăn mòn: Tốt, nhưng không bằng inox 304. Độ bền: Cao, giúp sản phẩm chịu lực tốt. Giá thành: Thấp hơn so với inox 304, thích hợp cho nhiều ứng dụng tiết kiệm chi phí. Hình 2: Khả năng gia công của chất liệu cao Phân loại inox 201 Các phân loại inox 201 khá đơn giản, đó là dựa vào thành phần cấu tạo của sản phẩm. Trong điều kiện ủ dung dịch inox 201 / 201 LN sẽ xảy ra sự biến đổi Mactenxit được thực hiện bởi chênh lệch nhiệt độ. Đặc điểm cụ thể của 2 loại này được khái quát như sau: Inox 201 Inox 201 tồn tại với những đặc điểm cơ bản là: Hợp kim có độ cứng cao. Chúng chứa một lượng lớn Crom trong thành phần của mình. Khả năng định hình của loại inox này cực tốt. Hạn chế khả năng ăn mòn từ môi trường bên ngoài. Tính năng gia công của chất liệu tương tự như inox 304. Inox 201LN Inox 201LN nổi bật với những ưu điểm riêng đó là: Dễ dàng uốn cong và tạo hình trong quá trình sản xuất sản phẩm. Bên trong hợp chất của inox 201LN có chứa thành phần kim loại Mangan giúp thay thế cho Niken. Tính chất của lớp inox 201LN khá giống với các loại inox khác. Đảm bảo mức độ dẻo dai nhất định. Khả năng chống oxy hóa cao. Có thể dễ dàng tạo hình ngay cả trong môi trường nhiệt độ thấp. Hình 3: Độ bền không hề kém cạnh so với các loại hợp kim khác Thành phần và tính chất của inox 201 Thành phần chính của inox 201 đó chính là: Niken. Mangan và Nitơ. Như vậy với đặc điểm này thì hợp kim 201 sẽ có độ cứng lớn hơn sơ với inox 304 nhưng khả năng ăn mòn thì lại kém hơn. Thành phần của inox 201 Cụ thể, các thành phần hóa học có trong inox 201 / 201LN Thành phần hóa học % hợp kim có trong inox 201 % hợp kim có trong inox 201LN Carbon Tối đa 0.15 Tối đa 0.03 Mangan 5.50-7.50 6.4 – 7.5 Phốt pho Tối đa 0.045 Tối đa 0.045 Lưu huỳnh Tối đa 0.030 Tối đa 0.030 Silicon Tối đa 1.00 Tối đa 0.75 Crom 16.0 - 18.0 16.0 - 18.0 Nickel 4.0 - 5.0 8.00-12.00 Nitơ 0.10 – 0.25 0.10 – 0.25 Sắt - - Tính chất của inox 201 Nhắc đến tính chất của hợp kim 201, chúng ta cần xem xét ở 2 khía cạnh đó là tính cơ học và vật lý. Cụ thể: Tính chất cơ học inox 201 Một vài kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng, độ bền của inox 201 trong điều kiện nhiệt độ lạnh cũng cực kỳ tuyệt vời với độ bền năng suất cao hơn 30% so với inox 301. Trong khi đó, độ dẻo của 2 loại hợp kim này là tương đương nhau. Từ đó, giúp các công trình sử dụng inox 201 có trọng lượng nhẹ hơn. Cụ thể, tính chất của hợp kim 201 như sau: Độ bền hiệu suất: 45 Mpa Độ bền kéo tối thiểu: 95 KSI Độ giãn dài tối thiểu: 40 % Độ cứng tối đa: 100 Rb Hình 4: Vật liệu có tính chất cơ học và vật lý Tính chất vật lý inox 201 Về tính chất vật lý, loại inox này có đặc điểm: Khả năng định hình tốt giúp cho việc gia công, cắt gọt của người thợ được thực hiện dễ dàng hơn. Ít bị ăn mòn và tác động bởi thời tiết. Trong quá trình thiết kế, lắp đặt sản phẩm, chúng cũng có thể hàn bằng các kỹ thuật thông thường. Xử lý nhiệt đối với loại inox này sẽ không làm tăng độ cứng của chúng Thông số về tính chất vật lý của loại inox này như sau: Mật độ: 283 g/cm3 Mô đun đàn...
23/05/2024