Tất cả tin tức

Các loại quả cấp ẩm cho da vào mùa đông: Bí quyết đẹp da, khỏe người cùng Elmich

16/12/2024

Các loại quả cấp ẩm cho da vào mùa đông: Bí quyết đẹp da, khỏe người cùng Elmich

Mùa đông không chỉ khiến làn da bạn trở nên khô ráp mà còn làm cơ thể dễ bị thiếu nước, suy giảm sức đề kháng. Để giải quyết vấn đề này, việc bổ sung các loại quả giàu nước, vitamin và khoáng chất vào chế độ ăn uống là giải pháp vừa an toàn vừa hiệu quả. Hãy cùng tìm hiểu các loại trái cây "thần thánh" giúp cấp ẩm cho da trong mùa đông, đồng thời tận dụng các...

Hướng dẫn vệ sinh máy ép chậm trái cây nhanh gọn, đơn giản và đảm bảo chất lượng thành phẩm

Hướng dẫn vệ sinh máy ép chậm trái cây nhanh gọn, đơn giản và đảm bảo chất lượng thành phẩm

Vệ sinh máy ép chậm thế nào cho đơn giản, dễ thực hiện nhưng vẫn đảm bảo sạch sẽ, an toàn và không ảnh hưởng đến chất lượng nước ép? Elmich chia sẻ đến bạn cách vệ sinh máy ép chậm tại nhà nhanh chóng và tiện lợi. Máy ép chậm ngày càng chiếm vai trò quan trọng trong đời sống thường ngày, không chỉ mang đến giải pháp tiện lợi mà bổ sung chất dinh dưỡng hiệu quả. Tuy nhiên, vệ sinh máy ép chậm lại là điều cản trở nhiều người, bởi mỗi loại máy lại có cách vệ sinh khác nhau, không chỉ vệ sinh tỉ mỉ các bộ phận, ngóc ngách mà còn cẩn thận rửa, lau chùi các chi tiết lưỡi dao. 1. Chuẩn bị dụng cụ vệ sinh máy ép chậm Để vệ sinh máy ép chậm nhanh chóng và hiệu quả, bạn cần chuẩn bị các dụng cụ sau: bàn chải vệ sinh (mua ngoài hoặc đi kèm theo máy), khăn khô/mềm, khăn lau, nước rửa bát/xà phòng có tính tẩy nhẹ. 2. Các bước vệ sinh máy ép chậm Bước 1: Tắt máy, rút phích cắm ra khỏi nguồn điện và chờ đến khi máy dừng hoạt động hoàn toàn Bước 2: Tiến hành tháo rời các bộ phận máy ép chậm (nếu lần đầu sử dụng máy ép chậm hãy đọc kỹ hướng dẫn sử dụng đi kèm) theo các trình tự sau: - Thanh ấn - Ống tiếp nguyên liệu - Trục ép - Lưới lọc - Khay chứa Bước 3: Ngâm và rửa sạch các bộ phận đã được tháo rời để loại bỏ bã bằng bàn chải, cọ rửa. Riêng phần thân máy lau bằng khăn sạch. Bước 4: Phơi khô các bộ phận bằng cách sử dụng khăn mềm lau khô hoặc để khô ráo tự nhiên Bước 5: Lắp các bộ phận với nhau và để nơi khô ráo Bước 7: Lắp ráp các bộ phận 3. Những lưu ý khi vệ sinh máy ép chậm - Rửa sạch máy ngay sau khi sử dụng vì các bã xơ từ rau củ lúc khô lại sẽ vón cục, khó lau sạch - Nếu sử dụng nhiều lần trong ngày, chỉ cần rửa máy ở lần sử dụng cuối cùng - Không để dính nước vào thân máy vì đây là bộ phận chứa động cơ máy - Không nên để máy đã sử dụng, chưa được làm sạch qua nhiều ngày

11/06/2024

Nên mua máy ép trái cây loại nào? Kinh nghiệm chọn máy ép trái cây

Nên mua máy ép trái cây loại nào? Kinh nghiệm chọn máy ép trái cây

Nước ép trái cây luôn là một sự lựa chọn tuyệt vời dành cho những ai muốn bổ sung thêm nhiều vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Thế nhưng, trên thị trường lại đang có quá nhiều thương hiệu gia dụng khiến chị em khó lựa chọn. Đừng lo lắng vì ngay sau đây, Elmich sẽ mách cho bạn biết nên mua máy ép trái cây loại nào để dùng được bền và hiệu quả. Kinh nghiệm chọn mua máy ép trái cây cực tốt Nên mua máy ép trái cây loại nào ? Trên thực tế thì đây không phải là một câu hỏi dễ trả lời. Bởi lẽ, mỗi dòng máy đều sẽ có ưu và nhược điểm riêng biệt. Vì thế, bạn cần làm rõ nhu cầu sử dụng và sở thích của bản thân thì mới có thể chọn cho mình một mẫu máy phù hợp nhất. Sau đây sẽ là một vài mẹo nhỏ mà chị em có thể tham khảo khi mua máy ép hoa quả:   1. Mẹo chọn mua loại máy phù hợp với nhu cầu sử dụng Ngày nay, đang có biết bao thương hiệu quốc tế cũng như nội địa cung cấp đa dạng các mẫu máy ép khác nhau. Nhưng nhìn chung, máy ép trái cây sẽ được phân loại thành 3 dòng cụ thể như sau: Hình 1: Mách bạn nên mua máy ép trái cây loại nào để đúng với nhu cầu sử dụng Máy ly tâm: Được cấu tạo bởi một số bộ phận gồm: mâm xay (dạng tròn, nhiều lưỡi dao kết hợp với lưới lọc), mô tơ, nắp, khay đựng nước ép, khay đựng bả,... Dưới tác động của lực xoay cực lớn, trái cây hay rau củ sẽ được mài nhỏ và phần nước ép cũng dần tách ra khỏi bã. Ưu điểm của dòng máy này chính là giá thành rẻ, dễ vệ sinh. Nhưng chất lượng nước ép sẽ không quá cao mà tiếng ồn phát ra lại khá lớn. Máy ép chậm: Tốc độ hoạt động của máy là cực kỳ chậm, khoảng 40 - 90 vòng/phút. Máy hoạt động trên nguyên lý lực tác động của trục vít dạng xoắn sẽ nghiền nát trái cây và đẩy toàn bộ vào phần lưới lọc. Nước ép sẽ chảy vào khay đựng còn bã thì được tách riêng. Máy ép chậm hoạt động vô cùng êm ái và bạn có thể xay hầu hết các loại rau củ quả phổ biến. Tuy nhiên, giá thành sản phẩm trên lại khá đắt so với máy ly tâm. Máy xay ép đa năng: Máy không chỉ được dùng để ép trái cây, mà còn có thể đánh trứng hoặc xay sinh tốt. Bạn sẽ tiết kiệm được kha khá chi phí cho việc mua nhiều loại mát riêng lẻ (máy ép, máy xay,...). Thế nhưng, sản phẩm trên khá nặng và cồng kềnh mà giá thành lại cao, nên trước khi mua, bạn phải cân nhắc thật kỹ. Nếu như bạn đã hiểu rõ nhu cầu sử dụng hằng ngày chỉ là 1 - 2 cốc nước ép, thì một chiếc máy ly tâm đã là quá đủ. Thế nhưng, nếu bạn muốn chế biến nhiều loại thức uống đa dạng hơn với lượng dưỡng chất được bảo toàn, thì máy ép chậm sẽ đáp ứng được nhu cầu này. Ngược lại, nếu bạn kinh doanh và không muốn mất thêm chi phí để mua nhiều thiết bị khác, thì máy xay ép đa năng sẽ khá phù hợp.   2. Chọn máy có kích thước hợp với không gian bếp Trước khi mua, chị em nên tính toán xem không gian nhà bếp hoặc nơi đặt thiết bị để chọn máy có kích thước vừa vặn. Nếu bạn không muốn tốn quá nhiều diện tích thì dòng máy ly tâm hay máy ép chậm sẽ tốt hơn. Đặc biệt, chúng còn khá dễ tháo lắp và vệ sinh hơn là dòng máy xay ép đa năng. Tuy nhiên, thời gian bạn phải bỏ ra để có được một cốc nước ép sẽ lâu hơn. Hình 2: Cần chọn mua máy có kích thước tương ứng với không gian bếp 3. Mẹo chọn công suất  Nên mua máy ép trái cây loại nào và công suất bao nhiêu là đủ ? Đây là một tiêu chí quyết định tốc độ ép và hiệu năng của mọi dòng máy hiện nay. Thông thường, máy ép trái cây sẽ có công suất khoảng 200 - 800W. Lưu ý rằng, máy có công suất càng lớn thì thời gian ép càng rút ngắn lại. Tuy nhiên, tiếng ồn phát ra sẽ lớn hơn và lượng điện năng mà chúng tiêu thụ cũng nhiều hơn. Bạn có thể chọn công suất của máy ép theo kinh nghiệm sau đây: 200 - 300W: Nếu...

08/06/2024

Cách sử dụng máy ép chậm sao cho đúng chuẩn và bền bỉ?

Cách sử dụng máy ép chậm sao cho đúng chuẩn và bền bỉ?

Còn gì tuyệt vời hơn khi được thưởng thức một ly nước ép tươi ngon, bổ dưỡng do chính tự tay làm. Thêm chút đá mát lạnh nữa là đủ để giải nhiệt cơn khát mùa hè. Nhưng để làm được điều đó thì máy ép chậm sẽ là người bạn đồng hành không thể thiếu. Tuy nhiên, bạn đã biết cách sử dụng máy ép chậm thế nào để đạt hết công năng nhưng luôn bền bỉ và dài lâu chưa? Nếu chưa, hãy cùng Elmich khám phá ngay nhé. 1. Đôi nét về máy ép chậm Máy ép chậm được hiểu đơn giản là một chiếc máy ép trái cây. Nhưng so với các dòng máy thông thường trước đây thì máy ép chậm mang nhiều tính năng được cải tiến hơn, tiện ích hơn. Máy ép hoa quả chậm sử dụng động cơ giảm tốc trục vít thay vì động cơ ly tâm. Nhờ đó, máy tạo ra tốc độ ép rất chậm, chỉ khoảng 30 - 90 vòng/phút. Đây cũng là ưu điểm và lợi thế lớn nhất, giúp máy ép chậm tạo ra những chức năng, hiệu quả ép nước tốt hơn hẳn so với máy ép trái cây thông thường như: Giảm tiếng ồn, ít sinh nhiệt. Ép được tất cả các loại củ, quả và rau, lá, hạt; trong khi máy ép thường không thể dùng để ép các loại lá và rau. Khả năng ép nước gấp 2 lần nên ép được hết toàn bộ lượng nước có trong các nguyên liệu. Chất lượng nước ép đậm đặc hơn, ít lẫn bã, không bị tách nước, không bị tách màu. Bảo toàn được tới 98% các vitamin và dưỡng chất nên hương vị nước ép thơm ngon, thật vị hơn.   Hình 1: Máy ép chậm giúp ép sạch toàn bộ nước trong trái cây  2. Hướng dẫn cách sử dụng máy ép chậm “đúng chuẩn” Một chiếc máy ép chậm sẽ làm việc đúng hiệu năng cũng như hoạt động bền bỉ và kéo dài được tuổi thọ chỉ khi nó được sử dụng đúng cách. Vì thế, Elmich Việt Nam xin chia sẻ cách sử dụng máy ép chậm chuẩn qua 7 bước sau: 2.1. Bước 1: Làm sạch các bộ phận của máy ép trước Để đảm bảo nước ép luôn trọn vị tự nhiên cũng giữ được vệ sinh an toàn thực phẩm thì điều đầu tiên bạn cần làm đó là phải vệ sinh các bộ phận bên trong máy. Nhất là khi mới lần đầu sử dụng. Trước tiên, bạn tháo rời các bộ phận trừ mô- tơ, mang đi rửa sạch, để ráo nước sau đó dùng vải sạch để lau khô. Hình 2: Làm sạch các bộ phận máy ép trước khi sử dụng 2.2 Bước 2: Lắp ráp các bộ phận và kiểm tra nguồn điện Sau khi các bộ phận chi tiết máy được tháo rời để vệ sinh làm sạch xong, bây giờ bạn cần lắp ráp chúng lại thật chính xác theo các vị trí. Nhớ tham khảo cẩn thận theo chỉ dẫn của nhà sản xuất trên cuốn sách hướng dẫn sử dụng. Kế tiếp, bạn cần kiểm tra và đảm bảo rằng các mối nối khớp đều được khóa chặt lại với nhau. Đồng thời, dây điện và phích cắm máy còn nguyên vẹn không hay là bị đứt gãy, các bộ phần còn dính nước…. Việc kiểm tra này sẽ không bao giờ thừa với bạn. Bởi đây là cách sử dụng máy ép chậm để đảm bảo an toàn, phòng ngừa xảy ra cháy nổ, chập điện hoặc các sự cố, vấn đề khác. Hình 3: Lắp ráp và kiểm tra nguồn điện để phòng ngừa sự cố chập điện 2.3. Bước 3: Chuẩn bị và sơ chế nguyên liệu Đã lắp máy ép chậm xong thì cần phải có nguyên liệu để máy hoạt động, mà muốn có nguyên liệu thì chúng ta cần phải đi chuẩn bị. Thành phẩm một ly nước ép hoa quả hay rau củ có chất lượng và bổ dưỡng hay không thì bước chọn nguyên liệu tươi ngon rất quan trọng. Vì thế, hãy chọn nguyên liệu lại những cơ sở uy tín, sau đó đem về rửa sạch và sơ chế trước tiến hành ép. Với những rau quả có kích thước lớn, cứng như cà rốt, táo, hoặc ổi thì nên xắt thành từng miếng nhỏ vừa với ống tiếp nguyên liệu. Với những rau, quả có kích thước nhỏ hoặc mềm như dâu tây, nho, rau má, cần tây,…thì có thể bỏ vào trực tiếp là được.   Hình 4: Rửa sạch và sơ chế các nguyên liệu 2.4. Bước 4: Đặt khay chứa bã và ly chứa nước ép Kế tiếp phần chuẩn bị và sơ chế nguyên liệu là bạn cần đặt chính xác các bộ phận như khay chứa bã...

08/06/2024

Máy ép chậm nào tốt nhất? Kinh nghiệm chọn máy ép chậm phù hợp

Máy ép chậm nào tốt nhất? Kinh nghiệm chọn máy ép chậm phù hợp

Hiện nay, việc ăn uống giúp bảo đảm sức khỏe và vóc dáng được mọi người đặt lên hàng đầu. Các loại nước ép rau, củ quả cũng dần được thay thế cho nước ngọt. Theo xu hướng của thị trường, máy ép chậm ra đời phục vụ nhu cầu sử dụng của con người. Vậy máy ép chậm có cấu tạo và nguyên lý hoạt động như thế nào? Cách nhận biết máy ép chậm nào tốt nhất ra sao? Elmich Việt Nam sẽ chia sẻ cho bạn qua bài viết sau, cùng theo dõi nhé ! 1. Máy ép chậm là gì, cấu tạo và nguyên lý hoạt động? Máy ép chậm là thiết bị ép trái cây, rau củ thành nước. Nó có thể ép khô bã gấp 3 lần máy ép trái cây thông thường. Nước ép từ máy ép chậm đậm đặc và không còn lợn cợn bã. Bên cạnh đó, máy ép chậm bảo toàn tới 98% vitamin và chất dinh dưỡng của thực phẩm. Máy ép trái cây hoạt động dựa trên lực ép của trục vít đặc biệt và động cơ giảm tốc. Thiết bị này vận hành với vận tốc khoảng 45 đến 85 vòng trên phút. Trục vít nhận nhiệm vụ nghiền nát trái cây, rau quả sau đó đẩy nguyên liệu vào lưới lọc. Quá trình này không tạo ra ma sát hay lực ly tâm tới nước ép. Bộ phận tách bã sẽ đẩy bã xơ ra ngoài và nước ép sẽ chảy ra từ vòi khác.  Hình 1: Máy ép chậm bảo toàn tới 98% vitamin và chất dinh dưỡng Cấu tạo của máy ép chậm bao gồm 6 bộ phận chính như sau: Trục vít đặc biệt được thiết kế theo dạng xoắn ốc và thường làm từ thép không gỉ hay kim loại chịu nhiệt. Thân máy chứa động cơ và thường được làm từ nhựa cao cấp, không chứa tạp chất.  Lưới lọc giúp cho máy lọc bã, hạt chỉ giữ lại phần nước ép của thực phẩm. Ống tiếp thực phẩm thường được làm từ nhựa chịu nhiệt và có đường kính lớn. Thanh đẩy thực phẩm có cấu tạo từ nhựa an toàn hoặc các chất liệu không gỉ. Bình chứa nước ép và xả bã có 2 vòi, một vòi cho nước ép chảy ra và vòi còn lại đẩy bã ra ngoài. 2. Làm thế nào để nhận biết máy ép chậm nào tốt nhất? Để nhận biết máy ép chậm nào tốt nhất bạn cần xét dựa trên các tiêu chí sau : 2.1. Dựa vào nhu cầu sử dụng của gia đình để lựa chọn bình chứa có dung tích phù hợp Đầu tiên, bạn cần xác định nhu cầu sử dụng của gia đình bạn. Bạn cần sử dụng máy thường xuyên hay không? Gia đình bạn có nhiều hay ít thành viên? Bạn mua máy với mục đích kinh doanh hay chỉ sử dụng phục vụ cho gia đình mình? Sau khi đã xác định được nhu cầu, bạn cần phải lựa chọn bình chứa phù hợp với mục đích của mình. Nếu bạn không thường xuyên sử dụng cũng như gia đình ít người thì nên chọn bình chứa có dung tích từ 400 – 500ml. Còn nếu gia đình bạn đông người hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh, thì nên chọn loại có dung tích trên 700ml để đáp ứng được nhu cầu sử dụng. 2.2. Chất liệu của máy ép chậm, bình chứa và lưới lọc Hình 2: Chất liệu làm lưới lọc cũng dùng đánh giá máy ép chậm nào tốt nhất? Chất liệu cấu tạo của máy cũng khá là quan trọng trong việc lựa chọn máy ép chậm nào tốt nhất. Bạn nên chọn máy ép chậm làm từ nhựa cao cấp ABS hoặc hợp kim inox. Điều này giúp bạn dễ dàng vệ sinh và chùi rửa máy sau khi sử dụng. Đồng thời, các chất liệu này cũng giúp làm tăng tính bền bỉ và độ bền của máy. Đối với chất liệu bình chứa, bạn nên chọn loại được cấu tạo từ nhựa cao cấp không chứa BPA để đảm bảo an toàn sức khỏe. Bên cạnh đó, việc chọn lưới lọc làm từ chất liệu thép không gỉ. Chất liệu này không chỉ giúp tăng tuổi thọ sản phẩm mà còn không tạo ra các chất độc hại khi sử dụng. 2.3. Công suất hoạt động và tốc độ quay của máy  Nếu bạn đang cần một chiếc máy ép chậm giúp tiết kiệm thời gian thì nên mua máy có công suất mạnh và tốc độ quay nhanh. Công suất ảnh hưởng đến việc máy hoạt động có hiệu quả hay không, vì vậy nên chọn máy có công suất từ 150W đến 250W. Với công suất này giúp cho việc ép các loại trái...

07/06/2024

Máy ép chậm là gì ? Tìm hiểu chi tiết ưu và nhược điểm

Máy ép chậm là gì ? Tìm hiểu chi tiết ưu và nhược điểm

Máy ép chậm với các tính năng siêu hấp dẫn đã nhận được vô vàn sự quan tâm từ người tiêu dùng Việt Nam. Vậy, máy ép chậm là gì? Ưu và nhược điểm của thiết bị là gì ? Mời bạn cùng Elmich khám phá tất cả thông tin trên thông qua bài viết sau đây. Máy ép chậm là gì? Để hiểu được máy ép chậm là gì, bạn nên hiểu về cách thức mà nó hoạt động và đặc điểm tạo nên sự khác biệt khi so sánh với các dòng máy ép hoa quả khác. Đa số những mẫu máy ép thông thường sẽ hoạt động dựa trên nguyên lý mâm xoay với tốc độ cao, từ đó mà trái sẽ được mài nhỏ. Đồng thời, lựa quay li tâm sẽ tác nước và bã trái cây thành hai phần. Hình 1: Giải mã máy ép chậm là gì và cơ chế hoạt động của thiết bị này Ngược lại, máy ép chậm lại là một thiết bị sử dụng động cơ giảm tốc của trục vít để ép hết nước của hoa quả một cách chậm rãi. Tốc độ trung bình sẽ là khoảng 30 - 90 vòng/phút. vì thế, mà công cụ này sẽ hạn chế tình trạng toả nhiệt khi hoạt động và đảm bảo toàn bộ nước ép sẽ giữ được hương vị cũng như dinh dưỡng vốn có. Nguyên lý hoạt động Máy ép chậm hoạt động theo cơ chế khi bạn đưa hoa quả vào, trục vít với thiết kế xoắn ốc sẽ dần dần đưa nguyên liệu vào máy lọc và không tạo ra bất kỳ lực ly tâm nào. Bên cạnh đó, bộ phận ép sẽ tác phần bã, rồi đẩy nước ra khỏi bã. Vì lẽ đó mà máy ép chậm hoạt động cực kỳ êm ái, nhẹ nhàng, ổn định và không gây ra tiếng ồn khó chịu. Tuy nhiên, thời gian để hoàn thành công đoạn ép sẽ lâu hơn so với máy ép thông thường. Hình 2: Cấu tạo và cách mà máy ép chậm hoạt động liên tục Ưu điểm Máy ép chậm là gì ? Thiết bị này mang đến những lợi ích nào ? Trên thực tế thì đây sẽ là công cụ đắc lực giúp các chị em phụ nữ tiếp cận đến nhiều loại thức uống dinh dưỡng từ hoa quả và rau củ. Ưu điểm nổi bật nhất của máy ép chậm bao gồm: 2.1. Giữ nguyên dưỡng chất trong nước ép cốt Máy ép trái cây thông thường hay máy ép ly tâm thường cho ra phần nước ép có quá nhiều bọt, thậm chí bị lẫn cả bã trái cây còn sót lại. Trong khi đó, máy ép chậm với nguyên lý hoạt động kể trên sẽ không tạo ra lực ly tâm và ma sát nên giữ được lại lượng vitamin cực lớn trong trái cây. Hình 3: Máy ép chậm giúp bảo toàn các dinh dưỡng có trong trái cây Theo nhiều nghiên cứu, sản phẩm này giúp giữ lại chất dinh dưỡng trong hoa quả cao hơn gấp 6 lần so với máy ép thông thường. Lượng nước ép thu được sẽ nhiều hơn, nhưng lượng bã lại chỉ bằng 1/3 so với máy ly tâm. Nước ép có màu đẹp, không bị tách nước hay xuất hiện quá nhiều bọt. 2.2. Tiết kiệm thời gian chế biến thức uống  Máy ép chậm là một công cụ cho ra thành phẩm giúp chị em phụ nữ có một làn da đẹp không tì vết. Đồng thời, cơ thể bạn sẽ được bổ sung thêm nhiều chất dinh dưỡng, có sức đề kháng tốt hơn để phòng ngừa một số bệnh phổ biến khác. Ở một khía cạnh khác, máy ép chậm còn làm tăng nhu cầu sử dụng rau, củ, quả và trái cây. Hình 4: Bạn có thể tạo ra nhiều món ngon và bổ dưỡng khi có máy ép chậm Đối với các phương pháp chế biến thực phẩm sử dụng bằng nhiệt, các dưỡng chất trong hoa quả sẽ mất đi. Nên việc dùng máy ép chậm sẽ vừa tiết kiệm thời gian vừa giúp bạn có được chế độ ăn uống khoa học hơn. Thông thường, bạn chỉ cần mất khoảng 5 - 10 phút là bạn đã có cho mình một ly nước ép bổ dưỡng. 2.3. Ép được nhiều loại rau củ quả Nếu so sánh với máy ép thông thường, sản phẩm này có một lợi thế lớn hơn nhiều khi ép được trái cây đông lạnh hay rau củ quả cứng (đậu nành, gừng,...). Bạn có thể thưởng thức món kem tuyết hay những công thức nước ép siêu ngon miệng. 2.4. Ít ồn và dễ vệ sinh Khác với suy nghĩ của nhiều người, các bộ phận trong máy ép chậm lại khá dễ để...

07/06/2024

Cách lắp máy ép chậm và kinh nghiệm vệ sinh máy giúp tăng tuổi thọ

Cách lắp máy ép chậm và kinh nghiệm vệ sinh máy giúp tăng tuổi thọ

Máy ép chậm mang đến sự tiện lợi trong quá trình nội trợ cũng như chăm sóc sức khoẻ của người dùng. Không chỉ đưa đến cho chúng ta những món đồ uống bổ dưỡng mà chúng còn hỗ trợ hiệu quả việc xay nhuyễn các loại nguyên liệu cho món ăn. Để giúp cho hoạt động của thiết bị hiệu quả, quá trình lắp ráp là rất quan trọng. Trong bài viết này, Elmich sẽ giúp bạn tìm hiểu về cách lắp máy ép chậm để sử dụng. Tìm hiểm cấu tạo máy ép chậm Muốn biết cách lắp máy ép chậm đúng chuẩn, trước tiên, bạn cần phải nắm rõ cấu tạo của thiết bị. Thông thường, các loại máy ép được cấu tạo từ những bộ phận sau đây: Thân máy: Là bộ phận chứa động cơ cùng với các linh kiện để giúp thiết bị hoạt động hiệu quả. Phần thân sẽ được thiết kế dây dẫn điện giúp máy hoạt động hiệu quả. Trên thân máy sẽ tích hợp thêm công tắc điều khiển bao gồm các chế độ Tắt, Mở và Đảo chiều. Chỉ với 3 chế độ này giúp thiết bị có thể được sử dụng một cách vô cùng dễ dàng. Khay chứa: Bao gồm 2 loại vòi gồm vòi ra bã ép và vòi ra nước ép. Phần vòi ra nước ép sẽ được tích hợp thêm nắp đậy cao su kín để hạn chế nước trái cây trào ra bên ngoài. Bộ lọc: Bộ phận lọc của thiết bị gồm lưới lọc, vòng cố định lưỡi lọc. Từ đó, đảm bảo loại bỏ bã nguyên liệu ra phần vòi nước ép. Trục ép: Được làm dạng xoắn ốc giúp đưa thực phẩm vào bên trong và ép nước hiệu quả.  Ống tiếp nguyên liệu/cửa cho nguyên liệu: Mỗi loại máy sẽ có bộ phận tiếp nguyên liệu được thiết kế khác nhau. Từ đó, giúp đưa trái cây, rau củ vào trong máy nhanh chóng, dễ dàng hơn. Thanh nhấn: Bộ phận này có chức năng giúp người dùng đẩy trái cây vào ống dễ hơn. Cốc chứa nước ép và cốc chứa bã ép. Chổi vệ sinh. Hình 2: Cấu tạo của máy ép chậm Các loại máy ép chậm Tuỳ vào thiết kế của từng thiết bị, chúng ta sẽ có cách lắp máy ép chậm phù hợp. Theo đó máy ép chậm có 2 mẫu đó là trục đứng và trục ngang. Đặc điểm của từng mẫu sản phẩm này như sau: Máy ép chậm trục đứng Các loại máy ép chậm trục đứng được thiết kế theo chiều dọc nên có kích thước cao. Trục xoắn được lắp đặt trong thiết bị được đặt theo phương thẳng đứng giúp nghiền ép kiệt nước các loại thực phẩm. Loại máy này có khả năng ép tốt các loại quả mềm ví dụ như nho, chuối, dâu tây,... Tuy nhiên, khả năng ép các loại rau củ cứng thì không cao. Bởi chúng sẽ dễ bị kẹt ở trục xoắn làm cho máy ngừng hoạt động. Ống tiếp nguyên liệu của thiết bị khá lớn. Thực phẩm tiếp cận với trục xoắn dễ dàng. Từ đó, đảm bảo thời gian ép nhanh chóng và ép các nguyên liệu cùng lúc.  Nhược điểm của thiết bị đó là sẽ mất thời gian lắp đặt cũng như vệ sinh vì có rất nhiều chi tiết cũng như bộ phận khác nhau. Hình 3: Máy ép chậm trục đứng Máy ép chậm trục ngang Các loại máy ép chậm trục ngang được thiết kế với kích thước lớn và khá cồng kềnh vì trục xoắn được thiết kế nằm ngang. Nhưng chính nhờ đó đã giúp máy có thể dễ dàng ép được các loại rau xanh và củ quả cứng. Hạn chế tình trạng mắc kẹt phần xơ vào trong trục máy.  Bên cạnh đó, thiết bị còn được trang bị thêm nhiều phụ kiện đi kèm nữa đó như: lưới lọc nước ép, chổi cọ vệ sinh, thanh nhồi,.. đảm bảo cho quá trình sử dụng cũng và vệ sinh máy móc dễ dàng hơn. Thời gian ép thực phẩm của máy trục ngang lâu hơn vì phần ống tiếp nguyên liệu khá nhỏ. Đó là lý do vì sao bạn cần sử dụng thanh nhồi để đẩy thực phẩm xuống bên dưới. Tuy nhiên, máy đảm bảo vắt kiệt nước từ các loại hoa quả, rau củ và giữ lại hơn 90% lượng dinh dưỡng trong thực phẩm và bớt dính cặn. Hình 4: Máy ép chậm trục ngang Cách lắp máy ép chậm Mỗi loại thiết bị sẽ lại có cách lắp đặt và sử dụng khác nhau. Ngay sau đây sẽ là cách lắp máy ép chậm đối với mỗi mẫu sản phẩm để bạn có thể thực hiện theo đúng quy trình. Cách lắp đặt máy ép chậm trục đứng Bước 1: Đầu tiên, bạn đặt thân máy ngay...

06/06/2024